Hoạt động bán hàng của các siêu thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của siêu thị thuận thành trên địa bàn thành phố huế (Trang 28 - 30)

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được xếp hạng là một trong 7 thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới, với dân số hơn 87 triệu người, tỷ lệ dưới 30 tuổi chiếm trên 75% do vậy các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài để nắm lấy thị phần tại thị trường này. Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu của ngành bán lẻ Việt Nam đã đạt 77,8 tỷ USD năm 2010. Và nếu như năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 18,6%, do suy giảm kinh tế thì năm 2010 đã đạt mức tăng 24,5%. Về các loại hình bán lẻ hiện đại, năm 2005 Việt Nam chỉ có trên 200 siêu thị, 30 Trung tâm thương mại tại 30/64 tỉnh và thành phố nhưng đến hết năm 2009, con số này đã là 445 siêu thị, 78 Trung tâm thương mại và khoảng 2.000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 63 tỉnh và thành phố. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)…Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động tại thành phố HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế và Đồng Nai. Các trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza ...đang hoạt động tại TP. HCM. Hiện nay các siêu thị Co.op Mart và BigC vẫn chiếm thị phần lớn, tiếp đó là các trung tâm thương mại như Diamond và Pakson, kế đến là các chuỗi cửa hàng tiện lợi và cuối cùng là kênh mua sắm truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa.

Thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2011 được kỳ vọng tăng trưởng tốt. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước như Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30%. Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày càng phong phú hơn. Các siêu thị và Trung tâm thương mại không chỉ phát triển về số lượng, mà còn hiện đại hóa các sản phẩm và dịch vụ, nhiều chiến lược marketing được ứng dụng sâu rộng nhằm thu hút khách hàng trong quá trình bán hàng từ việc đa dạng hóa nhiều mặt hàng và ngành hàng hơn nữa với nhiều thương hiệu nổi tiếng, những chiếc kệ, tủ trưng bày được thiết kế đẹp hơn cho đến những sản phẩm khuyến mãi và những vật phẩm quảng cáo, các chương trình xúc tiến bán hàng ngày càng đa dạng hơn

nhằm đẩy mạnh doanh số và tính cạnh tranh. Các siêu thị được đầu tư mạnh cùng với trang thiết bị hiện đại trên quy mô lớn, siêu thị đã thành đối thủ cạnh tranh lớn với cửa hàng bán lẻ. Nhưng vẫn còn đến 40% người thuộc tầng lớp thu nhập thấp chưa từng đi mua sắm ở các siêu thị, bởi vì họ đối mặt với vài vấn đề: khoảng cách địa lý, giá cả cao hơn và ít thức ăn tươi có sẵn. Mua sắm ở siêu thị vẫn được xem là một hình thức giải trí. Nó có khuynh hướng trở thành một hoạt động cuối tuần khi bà nội trợ đi cùng với các thành viên khác trong gia đình. Điều này cho thấy các siêu thị Việt Nam cần có những chiến lược marketing đa dạng và phong phú hơn nữa nhằm thu hút đông đảo khách hàng đến tham quan và mua sắm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng của siêu thị thuận thành trên địa bàn thành phố huế (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w