1. Các biện pháp về phía Nhà nước.
1.7. Mở rộng hợp tác với Mỹ nhằm đào tạo và đào tạo lại cán bộ.
Phần lớn nhân lực làm trong ngành thương mại được đào tạo tại các
nước xã hội chủ nghĩa nên các kiến thức về k i n h tế thị trưòng còn rất thiếu, vì vậy đào tạo lại là một việc làm cần thiết. Song song với việc làm này, các cán bộ trẻ cần phải được chú trọng đưa đi đào tạo tại Mỹ. Hình thức đào tạo
cũng cần được đa dạng hoa hơn và được các cấp chính quyền quan tâm hơn. Ngoài việc đưa người đi học ở M ỹ chúng ta có thể hợp tác với các Viện nghiên cứu, các trường đại học để mở các khoa đào tạo ngắn hạn ở Việt nam
như lâu nay chúng ta vẫn thường làm. Cách này theo chúng tôi là hiệu quả
hơn cả vì sự lượng người tham gia đông đảo hơn, chi phí thấp hơn. Ngoài các chuyên gia người Mỹ, chúng ta có thể sử dụng những Việt kiều yêu nưóc, sẵn có tâm huyết vói sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để tập hợp được đội ngũ V i ệ t k i ề u yêu nước nói trên đòi hỏi Chính phủ phải có chính sách tích cực thu hút, động viên nhân tài vật lực thông qua Sứ quán, các Hiệp hội, các tổ chức do người Việt tổ chức trên đất Mỹ. Những bài học quý trong việc sử dụng k i ề u dân nước mình để khai thác thị truồng M ỹ đã
được các nước Trung quực, Thái lan, Hàn quực... thực hiện có hiệu quả trong điều kiện khó khăn không kém gì Việt nam.
2. Các biện pháp đôi với các doanh nghiệp.
V ề phía các doanh nghiệp, muựn kinh doanh thành công trên đất M ỹ cần phải thực hiện các biện pháp sau: