Về dư nợ tín dụng tiêu dùng

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổphần kỹ thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 63 - 64)

D ư nợ quá hạn

2.2.2.2Về dư nợ tín dụng tiêu dùng

b. Thực trạng các loại dư nợ

2.2.2.2Về dư nợ tín dụng tiêu dùng

Hoạt động cho vay tại chi nhánh rất phát triển, dư nợ tín dụng chung và dư nợ tín dụng tiêu dùng đều gia tăng theo thời gian, cụ thể:

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng tiêu dùng tại TCB HCM giai đoạn 2008-2010 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tổng dư nợ 3.704.000 6.298.000 8.348.000 2.594.000 2.050.000 Dư nợ tín dụng tiêu dung 44.973 236.640 273.169 191.667 36.529 Tỷ trọng DNTD/Tổng DN 1,21% 3,76% 3,27% 2,54% -0,49%

Nguồn: Báo cáo kinh doanh tín dụng tiêu dùng TCB HCM [10]

Nhìn vào bảng số liệu 2.9, ta thấy tổng dư nợ và DNTD đều tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể:

Năm 2008, DNTD đạt 44.973 triệu đồng chiếm 1,21% trong tổng dư nợ. Trong năm 2008, NHNN ban hành cơ chế trần lãi suất theo quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008, với mức lãi suất cho vay thấp, rủi ro các khoản vay tiêu dùng lại cao nên TCB HCM cũng như hàng loạt các NH khác đều hạn chế cấp các khoản vay tiêu dùng trong thời gian này. Vì vậy, DNTD trong năm tương đối thấp.

Đầu năm 2009 mức tăng trưởng tín dụng thấp, Chính phủ nhằm kích cầu để tăng trưởng kinh tế đất nước, NHNN phát tín hiệu cho vay tiêu dùng với lãi suất thỏa thuận, các NH đồng loạt đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng, TCB cũng khơng ngoại lệ. Kết quả năm 2009, DNTD tăng cao bất ngờ đạt 236.640 triệu đồng chiếm 3,76% trong tổng DN, tăng 191.667 triệu đồng so với DNTD năm trước, về tỷ trọng trong tổng DN tăng 2,55%.

Nguyên nhân do NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tự rà sốt các khoản vay chứng khốn, tiêu dùng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đạt được mục tiêu kích cầu từ tháng 06/2009 [14]; và trong năm 2010, dựa vào chủ trương kích cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ, các NHTM đẩy lãi suất cho vay tiêu dùng lên cao trên 20%. Người dân dè dặt, ngần ngại vay là một trong

64

những nguyên nhân khách quan làm DNTD tăng chậm, tăng 36.529 triệu đồng đạt 273.169 triệu đồng, về tỷ trọng trong tổng DN giảm 0,49% so với năm 2009.

44.973 236.640 273.169 236.640 273.169 1,21% 3,76% 3,27% 0 100.000 200.000 300.000 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 0% 1% 2% 3% 4% Dư nợ tiêu dùng Tỷ trọng DNTD/Tổng DN Tr i u đồ ng

Nguồn: Báo cáo kinh doanh tín dụng tiêu dùng TCB HCM [10]

Biểu đồ 2.10: Tình hình dư nợ tiêu dùng và tỷ trọng trong tổng dư nợ tại TCB HCM

Nhìn chung DNTD qua các năm tăng trưởng tốt và tăng trưởng cao vào năm 2009 cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên, cĩ tăng trưởng qua các năm nhưng quy mơ tín dụng tiêu dùng tại TCB HCM cịn nhỏ bé, chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong hoạt động tín dụng của NH. Năm 2008, DNTD chỉ chiếm 1,21%, năm 2009 là 3.76%, năm 2010 cĩ giảm nhẹ và chiếm 3,27% trong tổng dư nợ tín dụng tại chi nhánh. Tổng DNTD của TCB HCM tăng trưởng cao qua các năm, đạt được kết quả như vậy là nhờ vào sự lãnh đạo năng động và hiệu quả của Ban Giám đốc đã khơng ngừng tiếp thu kinh nghiệm của các NH bạn, hồn thiện chính sách tín dụng cá nhân, quy trình tín dụng ngày một linh động, nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời, an tồn và hiệu quả, ngày càng thu hút nhiều KH. Như vậy, TCB HCM cần mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng để hình thức tín dụng này chiếm tỷ trọng hợp lý hơn trong hoạt động tín dụng của NH.

Một phần của tài liệu Đề tài giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổphần kỹ thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 63 - 64)