- Các sản phẩm tín dụng tiêu dùng đa dạng: KH luơn mong đợi NH cung
3.2.2.3 Cải tiến quy trình tín dụng tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng là loại hình tín dụng cĩ độ rủi ro lớn hơn tín dụng tài trợ sản xuất kinh doanh, nên cần cĩ biện pháp hạn chế tối thiểu rủi ro, đồng thời thu được mức lợi nhuận cao nhất bằng việc xây dựng chi tiết những quy định, quy trình tín dụng tiêu dùng của TCB HCM. Bên cạnh đĩ, dựa vào các tiêu chí đánh giá mức hài lịng của KH, thực hiện tốt các mong muốn của KH để thu hút được nhiều KH đến vay vốn tiêu dùng hơn, cĩ thể thực hiện mục tiêu trên TCB HCM sẽ biến tín dụng tiêu dùng thành một sản phẩm hấp dẫn của mình:
• Đơn giản hĩa thủ tục cho vay
Sự phức tạp về thủ tục cho vay là nguyên nhân phần nào khiến KH e ngại việc vay vốn, TCB HCM cần cĩ chỉ đạo về giai đoạn làm thủ tục. Các chuyên viên phải hướng dẫn tận tình cho KH về thủ tục của từng sản phẩm tín dụng một cách rõ ràng, chi tiết, xem xét thủ tục đầy đủ, cố gắng tránh trường hợp bắt KH phải bổ sung hoặc phải làm lại hồ sơ nhiều lần, điều này sẽ làm cho KH khơng hài lịng về dịch vụ của NH.
• Lãi suất linh hoạt
Hiện nay cho vay đối với sản xuất kinh doanh thường cĩ lãi suất thấp hơn lãi suất vay tiêu dùng khoảng 2%/năm. Điều này là khơng phù hợp với thực tế vì mục đích của vay tiêu dùng khơng phải để sinh lãi. Để xây dựng lãi suất hấp dẫn KH mà lại phải hợp lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì TCB HCM nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại KH, tạo được sự hài hồ cân đối giữa lợi ích NH và lợi ích KH.
102
• Mức cho vay hợp lý và hấp dẫn
Tùy theo nhu cầu và khả năng trả nợ của KH mà TCB HCM ấn định mức dư nợ cho vay đối với từng KH. Hiện nay, TCB HCM đã cĩ chính sách cho vay khơng cĩ TSBĐ đối với CBCNV với mức cho vay tối đa là 200 triệu đồng, nhưng khơng phải ai cũng được cấp hạn mức tối đa này mà tùy vào xếp hạng năng lực tín chấp của từng KH. Như vậy, số tiền này khá nhỏ so với những nhu cầu của người vay nếu họ dùng tiền vay với mục đích để mua đất xây nhà, xây sửa nhà cửa, mua các phương tiện đi lại. Do vậy nhiều người cĩ nhu cầu vay vốn nhưng nếu chỉ vay theo mức mà TCB HCM giới hạn thì KH sẽ khơng vay nữa vì khơng những khơng đủ tiền phục vụ cho nhu cầu của mình mà cịn cĩ thể mất nhiều thời gian giao dịch với NH nếu chấp nhận vay. TCB HCM nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng KH.
Đối với cho vay cĩ tài sản đảm bảo mức cho vay tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp. Trong một số trường hợp đặc biệt như sản phẩm cho vay mua ơ tơ thì TCB HCM cĩ thể cho vay lên đến 90% giá trị tài sản thế chấp. Đây là hạn mức khá hấp dẫn nhưng thực tế giá trị TSBĐ do trung tâm định giá của TCB nên giá trị định giá thường thấp. Một tài sản được đem làm thế chấp phải được xem xét ở 3 gĩc độ: thứ nhất là tài sản đĩ phải thuộc quyền sở hữu của người vay; thứ hai là khả năng chuyển đổi được; thứ ba là giá cả. Giá cả là yếu tố khơng ổn định, biến động theo thị trường bởi vậy TCB HCM sợ cĩ rủi ro về giá của tài sản thế chấp chỉ nên cho vay 50% giá trị để phịng tránh rủi ro. Tuy vậy, những tài sản cĩ khả năng chuyển đổi cao như trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, sổ tiết kiệm rất an tồn thì TCB HCM cần tăng mức cho vay để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn.
• Phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay khơng quá cứng nhắc
Phương thức tốt nhất là trả gĩp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trả nợ theo tháng, quý phù hợp với kỳ thu tiền bình quân của người vay: CBCNV lĩnh lương hàng tháng, tiểu thương tiểu chủ thu tiền hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ được thường xuyên liên tục.
103
Tuy nhiên đối với hình thức cấp khoản vay tiêu dùng khơng cĩ TSBĐ đối với CBCNV khi thực hiện thu hồi nợ gốc và lãi vay phát sinh nhiều khĩ khăn. Những khĩ khăn này đã ảnh hưởng tới tiến độ mở rộng các khoản vay tiêu dùng khơng cĩ tài sản đảm bảo đối với CBCNV. Do vậy, để giải quyết những khĩ khăn đĩ NH nên xem xét giải pháp về việc cấp khoản vay tiêu dùng thơng qua người đại diện. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên: ngân hàng - đại diện của bên vay - người vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ tín dụng, giải ngân và thu nợ.
Người đại diện trong phương thức cấp tín dụng này thường là người ở đơn vị cĩ cán bộ nhân viên vay vốn, cĩ trách nhiệm tập hợp các hồ sơ xin vay, tiến hành thu nợ gốc và lãi và các trách nhiệm cĩ liên quan khác. Để đảm bảo quyền lợi của người đại diện, nhằm khuyến khích họ làm tốt trách nhiệm được giao, NH cần cĩ những ưu đãi như: hàng tháng trích thưởng theo % số lãi thực thu và hỗ trợ tiền tàu xe trong các kỳ trả nợ, đồng thời cĩ những chính sách ưu tiên khi người đại diện cũng vay vốn tại NH như: được hưởng mức lãi suất ưu đãi, hạn mức cho vay cao hơn,…
Tuy nhiên, TCB HCM cũng cần lưu ý về trách nhiệm của người đại diện theo hình thức tín dụng này. Nếu phía NH khơng cĩ sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ thì cĩ thể dẫn đến tình trạng người đại diện lạm dụng sự tín nhiệm của NH để chiếm đoạt tiền trả nợ của người vay, gây ảnh hưởng đến việc giải ngân và thu nợ của NH. Vì thế, việc xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia rất quan trọng và cần phải được xem xét kỹ càng, cần cĩ hợp đồng rõ ràng giữa NH và người đại diện phịng ngừa trường hợp chiếm đoạt sẽ cĩ sự can thiệp kịp thời của pháp luật.
• Tăng cường cơng tác theo dõi khoản vay.
Việc theo dõi và thu nợ chặt chẽ là cơng tác quan trọng trong hoạt động tín dụng, gĩp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn giảm thiểu được rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NH. CVKHCN cần mở sổ theo dõi hằng ngày từng KH (dư nợ, nợ
104
đến hạn thanh tốn, nợ quá hạn gốc và lãi, gia hạn nợ, giãn nợ). Theo đĩ, CVKHCN cần nhắc nhở KH về những khoản nợ sắp đến hạn thanh tốn trước kỳ hạn thanh tốn một vài ngày thơng qua việc gọi điện thoại cho KH (vì nhiều KH đủ khả năng thanh tốn nhưng do quên ngày thanh tốn hoặc chưa ý thức được ảnh hưởng của nợ quá hạn). Ngồi ra, CVKHCN cĩ thể khuyến khích KH trả nợ trước hạn trong trường hợp thời hạn trả nợ rơi vào thời gian KH cĩ việc bận khơng thể đến thanh tốn nợ. Nếu thực hiện tốt thì sẽ hạn chế được nợ quá hạn phát sinh, khả năng thu hồi nợ lớn.
- Từ việc kiểm tra tình trạng nợ của KH, CVKHCN cũng tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ quá hạn để cĩ thể đưa ra những hướng giải quyết phù hợp:
+ Đối với những khoản nợ vì lý do khách quan như thiên tai, bệnh tật,…làm hoạt động kinh doanh KH bị đình trệ, dẫn đến khơng cĩ nguồn thu nhập nên KH khơng cĩ nguồn trả nợ. TCB HCM nên tạo điều kiện giúp KH vượt qua khĩ khăn, phục hồi kinh tế để trả nợ, CVKHCN cĩ thể tư vấn cho KH cải tiến sản xuất, sản phẩm làm ra cĩ chất lượng hơn, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,... Đối với những KH cĩ vấn đề về sức khỏe CVKHCN nên thường xuyên gửi lời thăm hỏi, động viên KH sớm hồi phục sức khỏe và làm việc tốt, tuy chỉ là những cơng tác nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn vì lúc này KH sẽ cĩ niềm tin vào NH, hình ảnh của TCB HCM trong con mắt KH ngày càng đẹp, ….
+ Đối với những khoản nợ khĩ cĩ khả năng thu hồi, TCB HCM cần xem xét kỹ nguyên do và cĩ biện pháp mạnh tay hơn. Xử lý nợ bằng cách phát mãi TSBĐ, nếu KH cĩ biểu hiện gian lận, cố tình khơng trả nợ thì NH cần sớm đưa hồ sơ đến cơ quan pháp luật để cĩ biện pháp xử lý kịp thời tránh tổn thất cho NH.
3.3 Kiến nghị