Một số lợi ích của thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 31)

1.4.1 Đối với Ngân hàng phát hành:

Mang li li nhun và hiu qu cao trong thanh toán:

Thông qua hoạt động kinh doanh thẻ, các Ngân hàng sẽ thu được khoản lợi nhuận từ các loại phí như phí sử dụng thẻ, phí thường niên hay phí từ thu từ dịch vụ Ngân hàng và đầu tư kèm theo… Khoản lợi nhuận này hầu như rất chắc chắn bởi mỗi khách hàng khi muốn sử dụng thẻ đều phải kí quỹ hoặc nộp vào tài khoản thẻ một lượng tiền mà chủ thẻ không được sử dụng vượt quá số tiền đó. Trong khi đó, lượng giao dịch bằng thẻ hàng ngày có thể lên tới hàng trăm hàng nghìn thẻ, vì vậy khoản lợi nhuận thu được từ họat động kinh doanh thẻ hoàn toàn không nhỏ.

Hơn nữa, ngân hàng có thể sử dụng số tiền tạm thời nhàn rỗi trong tài khoản thẻ của khách hàng để đầu tư hoặc cho vay nhằm mục đích sinh lãi mà vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho khách hàng.

Tỷ lệ lợi nhuận tương đối cao từ hoạt động kinh doanh thẻ có thể bù đắp cho những hoạt động kém sinh lãi hơn của Ngân hàng như kinh doanh trên tài khoản vãng lai vì lãi suất thường thấp hơn. [2]

Đa dng hóa các loi hình dch v Ngân hàng:

Thẻ thanh toán ra đời góp phần làm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ Ngân hàng, mang đến cho Ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích và tạo cơ hội cho Ngân hàng phát triển các dịch vụ song song như đầu tư, bảo hiểm,… nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chính điều này đã giúp cho Ngân hàng vừa thu hút được những khách hàng tiềm năng vừa giữ được những khách hàng truyền thống. [2]

Hin đại hóa công ngh Ngân hàng, tăng cường các mi quan h trong hot động kinh doanh Ngân hàng:

Để có thể áp dụng nghiệp vụ thanh toán thẻ, đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ, trang bị thêm các loại hình máy móc thiết bị kỹ thuật mang tính công nghệ cao,…nhằm cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốt nhất trong thanh toán, đảm bảo uy tín, an toàn và tăng khả năng cạnh tranh.

Với việc tham gia vào các tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Master Card hay trở thành thành viên của các tổ chức thẻ quốc tế,… Ngân hàng có mối quan hệ làm ăn với nhiều Ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Nhờ các mối quan hệ này, một Ngân hàng dù lớn hay nhỏ nhất thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiện thanh toán quốc tế có chất lượng như bất kì đối thủ cạnh tranh nào. Điều này tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng cường hoạt động kinh doanh, tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, hội nhập với cộng đồng quốc tế. [2]

Tăng ngun vn cho Ngân hàng:

Nhờ thẻ thanh toán, số lượng tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng nhằm mục đích thanh toán thẻ và số lượng tài khoản của các ĐVCNT ngày càng tăng lên. Các tài khoản này tạo cho Ngân hàng một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể, có thể coi là một nguồn sinh lợi lớn cho Ngân hàng. [2]

1.4.2 Đối với chủ thẻ:

S thun tin: Người sử dụng thẻ không cần mang theo tiền mặt mà vẫn có thể dễ dàng sử dụng thẻ để chi tiêu tại các điểm chấp nhận thẻ, hoặc rút tiền mặt khi cần thiết; cũng có thể phát hành thẻ phụ để cho người khác cùng dùng chung tài khoản.

Bng nhiu dch v tra cu tài khon: Qua điện thoại, Internet hay tại điểm chấp nhận thẻ, chủ thẻ có thể biết được số dư trong thẻ của mình bất cứ lúc nào.

S dng để thanh toán trc tuyến: có thể dùng để thanh toán trực tuyến trên các website rộng khắp thế giới. Mua hàng trực tuyến thường có giá cả thấp hơn, người sử dụng lại hoàn toàn không mất khoản phí thanh toán nào.

Qun lý kế hoch chi tiêu: Không giống như tiền mặt, người sử dụng thẻ có thể xem lại lịch sử các giao dịch bằng thẻ của mình. Một số tổ chức phát hành cung cấp chức năng cài đặt kế hoạch chi tiêu cho thẻ, giúp chủ thẻ để lại một phần tài khoản trước khi cần dùng đến…[2]

1.4.3 Đối với Ngân hàng thanh toán:

Theo qui định của nhà nước và để thuận tiện cho việc thanh toán giữa các NH, các NHPH phải mở tài khoản tại NHTT và ngược lại. Từ việc mở tài khoản này, NHTT có được một nguồn huy động từ số dư tiền gửi của NHPH.

Đồng thời các khoản phí từ dịch vụ thẻ như: chiết khấu thương mại, phí ứng tiền mặt, phí làm đại lý thanh toán… cũng góp phần làm tăng thu nhập của NH. [2]

1.4.4 Đối với CSCNT:

Tăng doanh s bán hàng hóa dch v và thu hút khách hàng:

Khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu cho đời sống ngày càng tăng. Cùng với quá trình hội nhập, đầu tư nước ngoài, du lịch quốc tế cũng ngày càng tăng. Với phương châm “khách hàng là thượng đế”, các điểm bán hàng phải đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có như vậy mới mong có khả năng thu hút và giữ chân được khách hàng. Chấp nhận thanh toán thẻ là một hoạt động trong chiến lược đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chấp nhận thanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là khách du lịch hay nhà đầu tư nước ngoài một phương tiện thanh toán đơn giản, tiện lợi. Do đó, khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên dẫn tới khối lượng hàng hóa dịch vụ cung ứng cũng tăng lên. Thanh toán thẻ tạo cho các CSCNT khả năng cạnh tranh lớn hơn các đối thủ khác do môi trường văn minh, hiện đại trong mua bán giao dịch khi chấp nhận thanh toán thẻ. [2]

An toàn, đảm bo và gim chi phí bán hàng:

Trong giao dịch được thanh toán bằng thẻ, số tiền trong giao dịch được trả ngay vào tài khoản của CSCNT. Hơn nữa thẻ có tính bảo mật rất cao nên cho dù chưa được thanh toán ngay thì thanh toán thẻ cũng có ít nguy cơ bị mất cắp hơn so với sử dụng séc hay tiền mặt. Cùng một lượng tiền trong giao dịch, nếu là tiền mặt hay séc, luôn là mục tiêu của các đối tượng trộm cắp hay những nhân viên không trung thực; nhưng nếu là trong hóa đơn thẻ thì nó hoàn toàn an toàn vì nó chỉ có ý nghĩa duy nhất với CSCNT. Chính vì vậy, sử dụng thẻ trong thanh toán là rất hữu ích vì tính an toàn của nó.

Cùng với việc chấp nhận thanh toán thẻ, các CSCNT sẽ giảm được một lượng đáng kể các chi phí cho việc kiểm kê, vận chuyển và bảo quản tiền,…do vậy giảm được chi phí bán hàng. [2]

Thu hi và quay vòng vn nhanh chóng:

Việc chấp nhận thanh toán thẻ giúp các cơ sở đa dạng hóa các phương thức thanh toán, giảm tình trạng trả chậm của khách hàng. Khi dữ liệu về giao dịch thẻ được truyền qua hệ thống máy móc tới NHTTT thì tài khoản của CSCNT lập tức được ghi có. CSCNT có thể sử dụng ngay số tiền này nhằm mục đích quay vòng vốn hoặc mục đích khác. [2]

Hưởng ưu đãi t phía Ngân hàng phát hành và Ngân hàng thanh toán th:

Khi chấp nhận thanh toán thẻ, các CSCNT sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi từ chính sách khách hàng của Ngân hàng. Các cơ sở sẽ được Ngân hàng cung cấp máy móc thiết bị cho việc thanh toán thẻ mà không cần bỏ vốn đầu tư.

Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các cơ sở kinh doanh đều hoạt động với phần lớn lượng vốn vay từ Ngân hàng. Việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp với Ngân hàng giúp các CSCNT được hưởng các khoản ưu đãi tín dụng từ phía Ngân hàng. [2]

1.5 Các nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán thẻ:

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán thẻ, mỗi nhân tố có nhiều hướng tác động đến hoạt động thanh toán thẻ nhưng nhìn chung các nhân tố có thể chia thành hai nhóm:

1.5.1 Nhóm nhân tố khách quan:

Trình độ dân trí và thói quen tiêu dùng ca người dân: Trong một xã hội mà

trình độ dân trí người dân cao, am hiểu về khoa học và công nghệ thì các phát minh sang chế, các ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống sẽ dễ được chấp nhận. Do đó, tiêu dùng thông qua thẻ thanh toán là một phương thức tiêu dùng hiện đại, nó sẽ dễ được tiếp nhận hơn trong một xã hội phát triển về nhận thức của người dân và ngược lại. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến dịch vụ thẻ, người dân quen tiêu dùng bằng tiền mặt sẽ ít có nhu cầu sử dụng thẻ hơn.

Thu nhp ca người dùng th: cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống người dân cũng ngày càng nâng cao, nhu cầu của họ cũng cao hơn trước nhiều, nhu cầu thanh toán đối với họ phải tiện lợi hơn, nhanh hơn, an toàn hơn. Việc sử dụng thẻ hoàn toàn phù hợp với nhu cầu này. Hơn nữa, NH cũng chỉ cung cấp dịch vụ thẻ cho những người có mức thu nhập cao, ổn định, những người có mức thu nhập thấp không đủ điều kiện để sử dụng dịch vụ này.

Môi trường pháp lý: bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng tuân theo một khuôn khổ pháp lý nhất định. Hoạt động thanh toán thẻ cũng vậy. Các quy chế, quy định về thẻ thường sẽ có hai mặt: đối với những quy định phù hợp với tình hình thanh toán thẻ hiện nay thì sẽ thúc đẩy hoạt động thanh toán thẻ phát triển và đối với những quy định mang tính chất máy móc, không phù hợp với thời đại ngày nay sẽ kìm hảm sự phát triển hoạt động thanh toán thẻ hoặc có thể sẽ phát sinh tiêu cực trong thanh toán thẻ.

Môi trường công ngh: Công nghệ là một trong những yếu tố góp phần phát

triển hoạt động thanh toán thẻ. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân cũng ngày càng nâng cao và nhu cầu của họ cũng cao hơn trước, do đó đòi hỏi phải có công nghệ tiên tiến để thỏa mản nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, việc luôn luôn đầu tư nâng cấp công nghệ, nghiên cứu khoa học là những việc làm vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao tính bảo mật cho hoạt động của NH.

Môi trường cnh tranh: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm thị phần của một NH tham gia vào thị trường thẻ. Khi mà chỉ có một NH hoạt động về thẻ thì NH đó sẽ có một lợi thế là độc quyền về thẻ và phí phát hành, sử dụng dịch vụ thẻ sẽ cao. Nhưng hiện nay, rất nhiều NH hoạt động trong lĩnh vực này. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các NH sẽ góp phần phát triển đa dạng các sản phẩm, giảm phí phát hành và sử dụng các dịch vụ thanh toán thẻ. [2]

1.5.2 Nhóm nhân tố chủ quan:

Trình độ ca đội ngũ cán b làm công tác th: Chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên NH là yêu cầu hàng đầu đối với mỗi NH, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và khả năng tạo lợi nhuận của NH. Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động thanh toán thẻ nói riêng và hoạt động của NH nói chung. Kinh tế càng phát triển, các quan hệ kinh tế càng phức tạp, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi trình độ của người lao động càng cao. Đội ngũ cán bộ NH có chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có đạo đức, có năng lực sẽ là điều kiện tiền đề để NH tồn tại và phát triển.

Trình độ k thut công ngh ca Ngân hàng thanh toán th: Đó là chất lượng của mạng lưới ATM, cơ sở chấp nhận thẻ. Nếu hệ thống náy bị trục trặc sẽ gây ách tắt cho toàn hệ thống. Vì vậy, các NH phải thường xuyên kiểm tra bảo trì, nâng cấp hệ thống máy nhằm đảm bảo tính an toàn, độ bảo mật cho chủ thẻ.

Định hướng phát trin ca Ngân hàng: là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động thanh toán thẻ đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp sản phẩm thẻ, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một NH. Một chính sách đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động thanh toán thẻ. Bất cứ NH nào muốn có chất lượng trong hoạt động kinh doanh thẻ cao đều phải có chính sách phù hợp với điều kiện của NH, của thị trường. [2]

1.6 Các loại rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ:

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại các NHTM, nhìn chung có thể khái quát thành bốn loại sau:

1.6.1 Rủi ro do giả mạo:

Giả mạo có thể xảy ra trong toàn bộ quá trình kinh doanh thẻ: Từ khâu phát hành đến khâu thanh toán. Giả mạo thẻ có thể chia thành các loại sau: Đơn xin phát hành thẻ giả mạo, thẻ giả (bao gồm thẻ bị dập nổi lại, thẻ bị mã hoá lại, thẻ bị làm giả hoàn toàn); đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo; sao chép và tạo băng từ giả

(Skimming); các giao dịch thanh toán không có sự xuất trình thẻ (giao dịch qua mạng, fax...).

Nguyên nhân gây ra rủi ro loại này là do sự lơ đễnh của chủ thẻ để lộ các thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian thực hiện skimming trong quá trình chi tiêu, nhất là qua các giao dịch qua mạng... [2]

1.6.2 Rủi ro tín dụng:

Thường xảy ra ở các loại thẻ tín dụng, khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản chi tiêu bằng thẻ tín dụng. Khi NH đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, tức là họ đã cam kết cho chủ thẻ được vay một số tiền, vì vậy nếu chủ thẻ không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ các khoản đã sử dụng NH sẽ bị mất vốn.

Nguyên nhân gây ra rủi ro này là do khâu thẩm định khách hàng không cẩn thận, không nắm bắt đầy đủ các thông tin về khách hàng, không sử dụng các biện pháp đảm bảo cần thiết... [2]

1.6.3 Rủi ro về kỹ thuật:

Đây là loại rủi ro liên quan đến hệ thống quản lý thẻ, như các sự cố về nghẽn mạng, các trục trặc về xử lý thông tin, bảo mật... Đây là loại rủi ro rất cần được quan tâm vì khi sự cố xảy ra tác hại của nó rất lớn nó không chỉ ảnh hưởng đến một khách hàng, một NH mà nó còn tác hại đến cả hoạt động của hệ thống thẻ.

Nguyên nhân gây ra rủi ro này có thể do sự cố bất khả kháng, nhưng cũng có thể do nguyên nhân chủ quan là hệ thống không được đầu tư đúng mức, công tác cập nhật, bảo quản không được quan tâm một cách nghiêm túc để kẻ gian xâm nhập hệ thống đánh cắp dữ liệu, thông tin... [2]

1.6.4 Rủi ro về đạo đức của cán bộ Ngân hàng:

Đây là loại rủi ro liên quan đến cán bộ NH trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Đó là hành vi cán bộ lợi dụng vị trí công tác, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt chẽ... để thực hiện các hành vi gian lận, giả mạo gây tổn thất cho NH.

Nguyên nhân gây ra loại rủi ro này là do cán bộ thoái hoá, biến chất, công tác soạn thảo quy trình tác nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ không được thực hiện đúng chuẩn mực. [2]

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 bài nghiên cứu đã nêu lên những vấn đề chính bao gồm: Trình bài sơ lược về NHTM, chức năng của NHTM và hoạt động kinh doanh của NHTM.

Trình bày tổng quan về thẻ thanh toán như nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ thanh toán, khái niệm, đặc điểm cấu tạo, phân loại thẻ thanh toán, các chủ thể tham gia trong quá trình phát hành và thanh toán thẻ, qui trình phát hành và thanh toán thẻ.

Trình bày về một số nhân tố tác động đến hoạt động thanh toán thẻ và đưa ra

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)