Số lượng thẻ phát hành

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 61)

Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ Việt Nam khá muộn, nhưng cho đến nay, sản phẩm thẻ của Techcombank vẫn được khách hàng đánh giá là một trong những thẻ thanh toán tiện ích nhất trên thị trường, được bình chọn là thương hiệu Việt được ưa thích nhất năm 2010 do báo sài gòn giải phóng trao tặng.

Bảng 2.6: Số lượng thẻ phát hành tại TCB Đồng Nai

ĐVT: Thẻ Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm

2009 Năm 2008 Giá trị Tỷ lệ

Số lượng thẻ phát hành trong năm 1200 900 300 33,33% Trong đó:

Thẻ ghi nợ nội địa

Thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế 925 275 750 150 175 125 0,23% 0,83%

Năm 2009 là một năm đáng ghi nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ của TCB ĐN. Số lượng thẻ phát hành năm 2009 là 1200 thẻ, tăng hơn so với năm 2008 là 300 thẻ, trong đó thẻ ghi nợ nội địa khoản 275 thẻ và thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế được 925 thẻ. Tốc độ tăng trưởng khá cao so với tình hình kinh tế hiện nay, tăng tới 33,33% so với lượng thẻ phát hành năm 2008, trong đó thẻ ghi nợ nội địa tăng 0,23% và thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế tăng 0,83%.

TCB ĐN nói chung và phòng giao dịch TCB nói riêng đã có thể phát hành thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế nhiều hơn. Tuy nhiên, tại chi nhánh TCB ĐN số lượng khách hàng yêu cầu phát hành thẻ này khá ít so với các chi nhánh khác của TCB. Do những đối tượng của thẻ thường là những người có thu nhập cao, thường xuyên đi các nước công tác, du lịch và có nhu cầu chi tiêu cao nên loại hình thẻ này chưa được phổ biến ở ĐN.

Qua một cuộc điều tra về tình hình sử dụng thẻ thanh toán ở Đồng Nai , bằng phần mềm SPSS tác giả đã thống kệ được như sau:

Bảng 2.7: Tình hình sử dụng thẻ thanh toán tại Đồng Nai Tần số xuất hiện Giá trị phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Không 14 17.5 17.5 17.5 Có 66 82.5 82.5 100.0 Thẻ ghi nợ nội địa Tổng 80 100.0 100.0 Thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế Không 80 100.0 100.0 100.0

(Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả tháng 04/2011)

Qua bảng trên ta thấy, có 80 người được điều tra, trong đó có 66 người sử dụng thẻ thanh toán và đều sử dụng thẻ ghi nợ, chiếm tới 82,5% trong tổng số người sử dụng thẻ thanh toán..

(Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả tháng 04/2011)

Biểu đồ 2.2: Số người sử dụng thẻ ghi nợ nội địa

Ta thấy số lượng thẻ mà TCB ĐN phát hành đa số là thẻ ghi nợ và qua kết quả điều tra có đến 82,5% là thẻ ATM nên việc số thẻ mà TCB ĐN phát hành thì thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn là điều dễ hiểu.

Còn đối với thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế, xét về doanh số sử dụng thẻ, thẻ do chi nhánh TCB ĐN phát hành chủ yếu được dùng cho nhu cầu thanh toán và rút tiền mặt của các chủ thẻ ở nước ngoài. Việc sử dụng thẻ trong nước còn khá hạn chế do số lượng cơ sở chấp nhận thẻ trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ chưa nhiều. Khách hàng dùng thẻ để chi tiêu ở nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ cao. Trong số đó có một phần lớn sinh viên, học sinh du học ở nước ngoài đều sử dụng thẻ của TCB để chi tiêu. Điều này cho thấy rằng: công tác phát hành còn phụ thuộc vào bên ngoài, cụ thể là phụ thuộc vào lượng khách nước ngoài đến Việt Nam và người Việt Nam ra nước ngoài. Thực tế này bất lợi cho ngân hàng khi có sự biến động nào đó trong quan hệ quốc tế hoặc tình hình kinh tế ở nước ngoài.

Cũng qua cuộc khảo sát trên, đa số khách hàng sử dụng thẻ tại Đồng Nai cho rằng yếu tố quyết định họ sử dụng thẻ là mức thu nhập của họ hàng tháng. Điều này nói lên, thu nhập của khách hàng sử dụng thẻ có mối liên hệ với việc khách hàng có sử dụng thẻ hay không. Kết quả thống kê như sau:

Bảng 2.8: Ảnh hưởng của thu nhập đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng Tần số xuất hiện Giá trị phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Không 28 35.0 35.0 35.0 Có 52 65.0 65.0 100.0 Tổng 80 100.0 100.0

(Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả tháng 04/2011)

Qua bảng trên, có 52 ngưới cho rằng mức thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ, chiếm tỷ lệ 65% trong tổng số mẫu. Điều này cho thấy mức thu nhập có mối liên hệ rất cao trong quyết định sử dụng thẻ của khách hàng và đây cũng là một chỉ tiêu mà các NH khai thác các đối tượng khách hàng của mình bằng cách tung ra nhiều loại thẻ với mục đích và lợi ích của nó mang lại hoàn toàn phù hợp với các đối tượng khách hàng.

Không

(Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả tháng 04/2011)

Biểu đồ 2.3: Ảnh hưởng của thu nhập đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng

Đa số người dân ở Đồng Nai sử dụng thẻ là viên chức, tự doanh , sinh viên và công nhân. Trong ba đối tượng khách hàng chính này , cán bộ viên chức và tự doanh là có thu nhập và tùy theo ngành nghề kinh doanh và thu nhập đem lại có đủ

chi phí sử dụng thẻ không mà họ có nhu cầu sử dụng thẻ hay không. Đây là đối tượng nằm trong 65% của biểu đồ trên, còn 35% có lẽ là sinh viên và công nhân, bởi vì họ sử dụng thẻ không phụ thuộc vào thu nhập mà là đó là phương tiện tốt nhất cho họ khi xa quê mà chưa có thu nhập.

Để thuyết phục chúng ta rằng kết quả trên cũng đúng với tổng thể hay không, tác giả sử dụng phép kiểm định chi bình phương trong SPSS để minh chứng cho điều này:

Đặt giả thuyết: H0: Thu nhập không có mối liên hệ với quyết định sử dụng thẻ Sử dụng SPSS, ta được bảng sau:

Bảng 2.9: Kiểm định mối liên hệ giữa thu nhập và quyết định sử dụng thẻ của khách hàng

Value df Asymp. Sig. (2-sided)

Pearson Chi-Square 9.138a 1 0.003

Continuity Correctionb 7.368 1 0.007

Likelihood Ratio 13.617 1 0.000

Fisher's Exact Test

Linear-by-Linear Association 9.023c 1 0.003

N of Valid Cases 80

(Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả tháng 04/2011)

Với độ tin cậy là 95% và mức ý nghĩa là 0.05. Ta có:

p-value = 0.003 < α = 0.05 => Bác bỏ H0

Vậy thu nhập có mối liên hệ với quyết định sử dụng thẻ của khách hàng hay nói cách khác, thu nhập có ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 61)