Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 74)

Th nht, Techcombank chưa có biện pháp hoặc có nhưng chưa phù hợp

trong việc thu hút khách hàng: Mặc dù Techcombank luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng thẻ nhưng công tác marketing của ngân hàng vẫn chưa mạnh. Trong khi nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ thì đã bão hoà về các sản phẩm thẻ trên thị trường, còn nhóm khách hàng có khả năng sử dụng thẻ thì Techcombank vẫn chưa có cơ hội để tiếp cận.

Th hai, mạng lưới CSCNT của Techcombank tập trung chủ yếu ở những khu

đô thị lớn, các cơ sở chấp nhận thẻ thường là: khách sạn, nhà hàng, siêu thị, sân bay,… phục vụ cho khách nước ngoài là chủ yếu, trong khi phần lớn khách hàng hàng sử dụng sản phẩm thẻ của Techcombank là người Việt Nam, các giao dịch của họ không chỉ bó gọn trong những loại hình kinh doanh trên.

Th ba, mỗi hệ thống NHTM phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng riêng, có riêng thể lệ, quy tắc thanh toán, những tiện ích dịch vụ và mạng lưới thanh toán riêng nên kết quả tất yếu là thẻ nội địa do các ngân hàng khác nhau phát hành không thể thanh toán lẫn nhau nếu không cùng tham gia liên minh thẻ.

Th tư, nguồn vốn dành cho đầu tư công nghệ trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank bị giới hạn do chi phí đầu tư công nghệ cho hoạt động này rất cao. Riêng chi phí lắp đặt 1 máy ATM khoảng 20.000 USD, nếu ngân hàng đầu tư khoảng 10 máy, tổng chi phí là 200.000 USD, như vậy đòi hỏi thời gian hoàn vốn rất dài, đây có thể là một nguy cơ rủi ro lớn cho ngân hàng nếu không thu hút được khách hàng. Chi phí cho 1 máy dập thẻ khoảng 60.000 USD không kể chi phí an ninh, bảo dưỡng; ngay như một thiết bị cà thẻ Imprinter để trang bị cho đại lý khoảng 25 – 30 USD, còn thiết bị đọc thẻ điện tử EDC lên tới 650 – 1.000 USD/ thiết bị. Hơn nữa, các máy móc này hầu như phải nhập ngoại nên chi phí bảo dưỡng bỏ ra cũng không nhỏ.

Th năm, việc phát triển mạng lưới đại lý của Techcombank gặp khó khăn do

các CSCNT chưa ý thức một cách rõ nét về những lợi ích do việc tham gia vào hệ thống chấp nhận thanh toán. Hoặc nhiều đại lý phàn nàn rằng mức phí chiết khấu mà ngân hàng đưa ra cho họ là quá cao làm giảm lợi nhuận của họ. Và cũng có những CSCNT của Techcombank đã vi phạm hợp đồng khi họ áp đặt những phụ phí bằng hoặc cao hơn mức chiết khấu đại lý mà ngân hàng đưa ra khiến cho nhiều khách hàng e ngại thanh toán bằng thẻ. Không những thế chính sách khuyến khích cho các CSCNT của Techcombank vẫn chưa có sự thu hút như một số ngân hàng khác.

Th sáu, Techcombank mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự nhưng thực tế Ngân hàng vẫn gặp phải nhiều khó khăn như tình hình nhân sự luôn có sự biến động, phần đông là cán bộ nhân viên mới tuyển thêm. Mặt khác, so với nhiều Ngân hàng đang hoạt động hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mức lương hiện nay của cán bộ nhân viên Ngân hàng còn quá thấp. Đây là lý do chính khiến Ngân hàng bị mất nhiều nhân viên có năng lực và thiếu mạnh dạn trong việc nêu những sáng tạo trong quá trình làm việc.

2.3.3.4 Chưa có quy chế chính thc ca Ngân hàng Nhà nước Vit Nam v th, th tín dng và đặc bit là chính sách qun lý ngoi hi đối vi các th quc tế:

Thông thường các loại thẻ phát hành đều có quy định hạn mức tín dụng nhất định (đối với thẻ tín dụng) hoặc hạn mức tiền tối đa (đối với thẻ thanh toán) trên từng thẻ. Tuy nhiên hầu hết các loại thẻ đều áp dụng chế độ tuần hoàn (tức là: sau khi đã trả toàn bộ số dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng hoặc hạn mức tiền tối đa trên thẻ sẽ khôi phục như cũ). Chủ thẻ hoàn toàn có thể sử dụng, chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng hoặc mức tối đa nói trên nhiều lần, miễn là thanh toán đầy đủ dư nợ của mình. Vì vậy việc kiểm soát và khống chế số lượng ngoại tệ mà các chủ thẻ sử dụng, chi tiêu ở nước ngoài là rất khó.

Việc hạch toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành: việc thanh toán giữa chủ thẻ và ngân hàng phát hành đều được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam, bất kể

trường hợp chủ sử dụng thẻ đã thanh toán hoặc rút tiền mặt bằng đôla Mỹ hay tiền đồng Việt Nam. Trong trường hợp chủ thẻ đã thanh toán bằng đôla Mỹ ở nước ngoài thì vẫn thanh toán bằng tiền đồng Việt Nam cho ngân hàng phát hành theo tỷ giá do ngân hàng phát hành công bố. Như vậy chủ thẻ được quyền tự do chuyển đổi từ tiền đồng Việt Nam ra ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu của mình, không cần xin phép bất cứ một cơ quan nào. Đây là một trong những bất hợp lý của việc sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế đối với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.

Trong tình hình hiện nay, khi chế độ tỷ giá Việt Nam chưa ổn định và hay có biến động, việc phát hành và thanh toán thẻ dễ gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt trong việc xác định tỷ giá chuyển đổi làm cơ sở cho việc thanh toán, từ đó đưa đến thiệt thòi cho ngân hàng cũng như khách hàng sử dụng thẻ.

Việc quản lý ngoại hối trong dịch vụ thẻ cũng chưa được đề cập riêng và rõ ràng nên các ngân hàng còn thận trọng trong cấp hạn mức tín dụng và thanh toán cho các khách hàng.

Bộ Luật hình sự Việt Nam hiện nay cũng chưa quy định tội danh và khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán của thẻ quốc tế. Một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có thể gây những khó khăn cho ngân hàng trong việc phân xử, giải quyết các tranh chấp phát sinh, gây phí tổn về tài chính

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 bài nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề chính bao gồm: Khái quát về NH TMCP Kỹ Thương Việt nam Chi nhánh Đồng Nai. Đã nêu ra lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của NH và những kết quả hoạt động kinh doanh của NH trong những năm gần đây.

Tiếp đó, bài nghiên cứu đã đi sâu vào nghiên cứu chi tiết và phân tích thực trạng hoạt động thanh toán thẻ của NH trong vài năm gần đây. Cụ thể là:

Th nht, các sản phẩm thẻ của TCB ĐN, bao gồm thẻ thanh toán nội địa F@stAcess, thẻ ghi nợ phát hành ngay F@stAcess-i, thẻ thanh toán quốc tế TCB visa debit, thẻ tín dụng quốc tế TCB visa credit và thẻ đồng thương hiệu TCB Vietnam Airlines.

Th hai, hoạt động phát hành thẻ của TCB ĐN, gồm qui trình phát hành thẻ và số lượng thẻ phát hành trong vài năm gần đây cùa TCB ĐN.

Th ba, hoạt động thanh toán thẻ của TCB ĐN, bao gồm qui trình thanh toán thẻ, mạng lưới ATM và cơ sở chấp nhận thẻ và doanh số từ dịch vụ thẻ.

Cuối chương, tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ của TCB ĐN, qua đó tác giả cũng đã đưa ra một số nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ của TCB ĐN.

Như vậy trong chương 2, bài nghiên cứu đã đi vào phân tích hoạt động thanh toán thẻ của TCB ĐN, đưa ra những mặt thuận lợi và những hạn chế trong hoạt động thanh toán thẻ của TCB ĐN. Đây chính là cơ sở cho những định hướng và giải pháp phát triển hoạt động thanh toán của TCB ĐN trong chương 3.

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH

ĐỒNG NAI

3.1 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Đồng Nai: Việt Nam Chi Nhánh Đồng Nai:

3.1.1 Triển vọng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt Nam trong những năm tới: những năm tới:

Một trong những định hướng quan trọng của Chính phủ về việc phát triển phương thức TTKDTM là triển khai Đề án thanh toán qua thẻ, trong đó đưa ra 6 giải pháp đồng bộ giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh toán thẻ ở VN trong thời gian tới. Theo Đề án, đến cuối năm 2011, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng… lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán đến năm 2010 không quá 18%; đến năm 2020 khoảng 15%. Số lượng tài khoản cá nhân vào cuối năm 2010 đạt mức 20 triệu; 70% cán bộ hưởng lương ngân sách và 50% công nhân lao động trong khu vực doanh nghiệp, tư nhân thực hiện trả lương qua tài khoản. Đến năm 2020 đưa những con số này lên lần lượt là 45 triệu tài khoản cá nhân; 95% cán bộ hưởng lương ngân sách và 80% lao động được trả lương qua tài khoản. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020.

VN là nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh và ổn định trên 7.5% năm trong nhiều năm; dân số đông, cơ cấu dân số trẻ cùng với việc mở cửa hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới; sự phát triển bùng nổ của hệ thống ngân hàng và thị trường vốn đặc biệt là thị trường chứng khoán; tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt có xu hướng ngày càng giảm … tất cả các yếu tố trên là tiền đề cho sự bùng nổ thị trường thẻ VN trong thời gian tới.

Hơn nữa, sau một thời gian để các ngân hàng tự do phát hành các loại thẻ và cạnh tranh với nhau, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có sự quản lý chặt chẽ hơn. Điều này hứa hẹn sẽ tạo sân chơi bình đẳng hơn trên thị trường thẻ, góp phần thúc đẩy và phát triển thị trường thẻ.[15]

Vì vậy có thể nói rằng thị trường thẻ Việt Nam hứa hẹn sẽ là một thị trường kinh doanh đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương nói riêng trong thời gian tới.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán thẻ của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Đồng Nai trong những năm tới: Thương Việt Nam Chi Nhánh Đồng Nai trong những năm tới:

Thị trường thẻ Việt Nam hiện tại có thể chia làm 3 nhóm ngân hàng: Nhóm dẫn đầu thị trường, nhóm đang phát triển và thách thức thị trường và nhóm thứ ba là nhóm gia nhập muộn hoặc đang gia nhập thị trường. TCB ĐN đang nằm trong nhóm thứ hai – Nhóm đang phát triển và thách thức thị trường. Nhiệm vụ của TCB ĐN là phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường phù hợp, củng cố thị phần hiện tại của mình, tấn công vào những đoạn mà nhóm dẫn đầu đang bỏ qua hoặc còn sơ hở, đồng thời phải ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ ở nhóm mới gia nhập thị trường. Qua đó, TCB ĐN đã từng bước định hướng hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng như sau:

Th nht, đầu tư tích cực hơn nữa trong việc phát triển năng lực công nghệ Ngân hàng. Triển khai có hiệu quả các phần mềm Ngân hàng đã được áp dụng sao cho có thể phát huy tối đa những tác động tích cực mà nó mang lại. Xây dựng hạ tầng công nghệ thanh toán qua Ngân hàng đủ mạnh, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước đủ năng lực hội nhập với khu vực và thế giới.

Th hai, chuẩn bị đầy đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp, có bản lĩnh chính trị vững vàng cũng như chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng giỏi để bổ sung cho lực lượng hiện nay.

Th ba, cơ sở pháp lý phải đầy đủ, đảm bảo lợi ích quốc gia đồng thời tuân thủ các chuẩn mực khu vực, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những hoạt động Ngân

hàng liên quan tới hoạt động thanh toán mà điển hình là họat động thanh toán qua Ngân hàng.

Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và lĩnh vực thẻ nói riêng, trong thời gian tới, TCB ĐN sẽ nghiên cứu tìm kiếm đối tác và xây dựng hệ thống sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp hơn với đặc trưng nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng.

Khi nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới thì Techcombank cũng đưa ra giải pháp đồng bộ xúc tiến khách hàng. Vì hiện nay dịch vụ thẻ còn tương đối mới mẻ chưa được nhiều người dân biết tới nên cần có sự tuyên truyền khuyếch trương quảng cáo mạnh mẽ.

Như vậy, để thực hiện tốt những mục tiêu trên, cần có một hệ thống giải pháp cụ thể, phù hợp cho TCB ĐN khi muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. [8]

3.1.3 Mục tiêu chung của NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam trong những năm tới: tới:

Căn cứ định hướng chung của hệ thống TCB, ban lãnh đạo NH đã đề ra các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính của năm 2011 như sau:

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh của TCB năm 2011

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Thực hiện năm 2010 Kế hoạch năm 2011

Tổng tài sản 150.291 182.000

Tổng nguồn vốn huy động 108.334 140.000

Dư nợ cho vay khách hàng 52.928 63.513

Tỷ lệ nợ loại 3 – 5 (%) 2,3% 2,04%

Lợi nhuận trước thuế 2.744 4.000

Vốn điều lệ 6.932 8.788

Tỷ lệ ROA 1,86% 2,0%

Tỷ lệ ROE 24,80% 25%

Hot động đầu tư: Giai đoạn tới Techcombank sẽ tiếp tục đầu tư cho hệ thống hạ tầng, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và kinh doanh với các dự án: nâng cấp hệ thống T24, T-RISK, DataWare; Đầu tư mua đất đai xây trụ sở, chi nhánh, mua sắm POS, ATM,... Với kế hoạch đầu tư tổng tài sản dự kiến sẽ là 1.264 triệu VND.

Phát trin cơ s khách hàng và sn phm: đẩy mạnh phát triển phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo đột phá và cách biệt trong việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, trọng tâm khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập khá trong xã hội. Phát triển có trọng điểm cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp lớn, hướng tới mục tiêu cung ứng bộ sán phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu khách hàng.

Hoàn thin công ngh hin đại hóa ngân hàng: Ưu tiên xây dựng hệ thống

cơ sở dữ liệu Data Warehouse, Business Intelligence, Cash Management, Risk Rating, Sale Force... nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các khối. Nâng cấp toàn diện hệ thống T24r7 lên T24r9 theo kiến trúc mở đảm bảo sự phát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độ nhanh của ngân hàng trong 5 năm tới đây.

Công tác truyn thông: Thực hiện các cải cách cần thiết nhằm nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng, đặc biệt tại thị trường Miền Nam để thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực này. Xác định khách hàng mục tiêu, các sản phẩm chiến lược, giá trị cốt lõi từ đó định vị thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu.

Công tác qun tr ri ro: Phấn đấu tỷ lệ nợ 3-5 xuống còn 2,04% tổng dư nợ. Cải thiện công tác tái thẩm định. Rà soát và cập nhật các chính sách quản lý rủi ro thị trường trên cả hai phương diện rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ rủi ro thanh khoản.

Hoàn thin h thng thông tin qun tr: Xây dựng cơ chế điều chuyển vốn nội bộ rõ ràng, minh bạch, trở thành một công cụ quản lý đắc lực giúp việc xác định hiệu quả kinh doanh các khối, đơn vị, cá nhân chính xác. Từng bước triển khai

Một phần của tài liệu Đề tài phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTMCP kỹ thương việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 74)