Ưu điểm của hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 33 - 37)

thương hiệu.

Nói đến chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là nói đến một hệ

thống kinh doanh. Mục đích của các bên trong mọi hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là quyền quản lý và vận hành một hệ thống kinh doanh đã được chứng minh là thành công. Hệ thống kinh doanh này không chỉ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ m à bao gữm cả thương hiệu (nhãn hiệu hàng hoa, logo, biển hiệu...), công nghệ sản xuất, qui trình cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chính sách khách hàng, đào tạo nhân viên, chế độ kiểm toán,kế toán. Nói tóm lại chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu bao gữm các yếu tố phục vụ cho quá trình kinh doanh. Hệ thống chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu là sự kết hợp giữa sức mạnh của hệ thống kinh doanh thành công của bên chuyển nhượng với khả năng kinh doanh, tài vận dụng của bên nhận chuyển nhượng. Vì vậy, hình thức kinh doanh này có nhiều ưu điểm.

4.1. Đôi với bên chuyển nhượng

- Có được một hệ thống kinh doanh lớn nhưng không phải đầu tư nhiều: K h i triển khai hệ thống chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, các điểm bán hàng sẽ do bên nhận chuyển nhượng đầu tư, bên chuyển nhượng sẽ không phải bỏ ra các khoản đầu tư lớn m à vẫn có được một hệ thống bán hàng mở rộng. Ngoài ra, các luững tài chính đến từ phía nhận chuyển nhượng như phí chuyển nhượng, phần đóng góp vào các dịch vụ chung cho phép bên chuyển nhượng tâng thêm các khoản đầu tư và thúc đẩy quá trình tăng trưởng.

- Chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường: Trong quá trình phát triển hệ thống chuyển nhượng, doanh nghiệp không phải chịu sức ép về khả năng tài chính, có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

- L à m tăng giá trị thương hiệu và làm cho khách hàng trung thành với thương

hiệu nhờ vào các hoạt động quảng cáo ở phạm vi quốc gia và khu vực. Doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu của mình đổng thời việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà phân phối ở thị trường chuyển nhượng sẽ giúp các doanh nghiệp

tăng doanh thu, tăng cường xuỏt khẩu đối với chuyển nhượng quyền sử dụng

thương hiệu quốc tế. Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng quyền sử đụng thương

hiệu với giá rẻ cho bên chuyển nhượng và bên chuyển nhượng có thể khai thác chúng thay vì phải bỏ ra một chi phí đáng kể để xây dựng một thương hiệu có uy tín.

- Kiểm soát quá trình phân phối: nhờ vào hệ thống chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, bên chuyển nhượng có thể k ế hoạch hoa được hoạt động sản xuỏt phù hợp, kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Hạn chế khả năng phản ứng của các đối thủ cạnh tranh nhờ vào việc chiếm lĩnh nhanh chóng thị trường và một khu vực địa lý.

- Là cách thức để quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, xây dựng hệ thống bán hàns nhưng không phải bỏ ra nhiều chi phí.

- Khôn? phải chịu rủi ro về vốn trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng hoạt

động không hiệu quả.

4.2. Đôi vói bên nhận chuyên nhượng

- Bên nhận chuyển nhượng được khai thác uy tín thương hiệu đã được bên chuyển nhượng tạo dựng đối với khách hàng, nhờ vào thương hiệu sẵn có của bên chuyển nhượng, doanh nghiệp có thể có ngay một lượng khách hàng cần thiết ngay từ khi mới hoạt động dưới biển hiệu của bên chuyển nhượng.

- Được thừa hưởng một hệ thống thương mại và quản lý đã được xây dựng và thử nghiệm bởi bên chuyến nhượng. Tiết kiệm thời gian liên quan đến việc thử nghiệm một bí quyết k i n h doanh và giảm rủi ro tài chính trong kinh doanh.

- Được cung cỏp thông tin đầy đủ từ hệ thống chuyển nhượng đã được sử dụng bởi bên chuyển nhượng và đã tạo ra một m ô hình kinh doanh m à chỉ việc áp

dụng, được tiếp cận nắm bắt kỹ năng kinh doanh của một công ty nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động nhờ vào quá trình đào tạo, tư vấn, hỗ trợ và các công cụ sư phạm khác.

- Được hưởng lợi thế cạnh tranh do hệ thống chuyần nhượng tạo lập nên nên có được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn đầu tư so với các doanh nghiệp kinh doanh độc lập.

- Tránh được rủi ro trong kinh doanh khi phải bắt đầu một hoạt động mới. K h i tham gia vào hệ thống chuyần nhượng quyền sử dụng thương hiệu, họ có một hệ thống kinh doanh đã được thị trường thừa nhận thông qua thương hiệu, phương thức kinh doanh, chất lượng sản phẩm dịch vụ của bên chuyần nhượng. Bên nhận chuyần nhượng không phải mất thời gian đầ tạo ra những yếu tố trên.

- Đây là con đường thâm nhập vào một hoạt động chuyên nghiệp: đối với các

doanh nghiệp nhỏ hoặc các cá nhân muốn kinh doanh trong một lĩnh vực ngành

nghề nào đó thì hình thức kinh doanh này là con đường ngắn nhất giúp họ đạt được mục đích của mình.

5. Phân biệt chuyần nhượng quyền sử dụng thương hiệu với một sô hình

thức k i n h doanh khác. 5.1 Đạ i lý thương mại.

Theo Điều 111 mục 6 đại lý mua bán hàng hoa, luật thương mại Việt nam năm 1997) định nghĩa "đại lý thương mại là hành v i thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoa thuận việc đại lý nhân danh mình mua, bán hàng hoa hoặc cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý đầ hưởng thù lao".

Đố i với hợp đổng đại lý thì bên giao đại lý giao hàng cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua, hoặc uy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Trong trường hợp này bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoa hoặc tiền giao cho bên đại lý và có quyền ấn định giá mua, giá bán hàng hoa, phí cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng.

Như vậy với trường hợp đại lý, doanh nghiệp trở thành đại lý khi ký kết hợp đổng đại lý với bên giao đại lý. Ngược với hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, để trở thành đại lý, bên đại lý không phải trả các khoản tiền như phí chuyển nhượng, các chi phí quảng cáo... Bên giao đại lý cho phép bên đại lý phân phối hàng hoa, dịch vụ dưới các dấu hiệu tập hợp khách hàng cồa bên giao đại lý như biển hiệu, quảng cáo...và bên đại lý thực hiện việc mua bán hàng hoa, cung ứng dịch vụ đó và được hưởng một khoản thù lao dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. T ó m lại hình thức hợp đổng này ít phức tạp và ràng buộc hơn hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu.

5.2. Chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc cồa một doanh nghiệp. Doanh nghiệp thành lập chi nhánh hoạt động ở nhiều khu vực đại lý khác nhau, tuy nhiên mọi hoạt động cồa chi nhánh văn do doanh nghiệp tổ chức, điều hành và chịu trách nhiệm, kết quả kinh doanh thu được được tính vào kết quả hoạt động chung cồa toàn doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chồ sở hữu đối tượng kinh doanh cũng là chồ sở hữu toàn bộ các điểm bán hàng do anh ta lập ra. Anh ta tham gia vào hoạt động quản lý và chịu mọi rồi ro trong kinh doanh. Trong khi đó bên nhận chuyển nhượng luôn là một đối tượng hoạt động độc lập với bên chuyển nhượng.

5.3. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu

Trong trường hợp hợp đổng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoa (điều 822-Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995), chồ sở hữu nhãn hiệu sẽ cho phép một người nào đó được quyền sử dụng nhãn hiệu m à mình đang sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định hoặc/và tại một khu vực địa lý nhất định, hoặc/và với những sản phẩm nhất định. về thực chất hợp đổng này giống như một hợp đồng cho thuê tài sản. Bên chuyển giao có nghĩa vụ đảm bảo cho bên nhận chuyển giao sử dụng yên ổn nhãn hiệu trong suốt quá trình theo qui định cồa hợp đổng. Bên nhận chuyển giao có nghĩa vụ phải bảo đảm chất lượng sản

phẩm, hàng hoa mang nhãn hiệu được chuyển giao phải tương đương với chất lượng sản phẩm, hàng hoa cùng loại mang nhãn hiệu hàng hoa của bên chuyển giao. Hợp đồng này hoàn toàn khác với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, trong đó ngoài việc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu gồm nhãn hiệu và các yếu tố cấu thành khác còn bao gồm việc chuyển giao cả một m ô hình kinh doanh với các bí quyết kinh doanh. Ngoài ra trong hợp đổng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, bên nhận không có được sứ hỗ trợ thường xuyên của bên chuyển nhượng trong hoạt động kinh doanh như hợp đồng Franchising.

ni. Nội dung của hình thức kinh doanh chuyên nhượng quyền sử dụng thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)