Qui định pháp lý của Việt Nam về chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 62 - 63)

1. Q u i định pháp lý của Việt Nam về chuyển nhượng q u y ề n sử dụng thương hiệu hiệu

Mặc dù đã có mặt trên thị trường Việt Nam từ hơn 10 năm nay nhưng cho đến nay chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu vẫn chưa hề được qui định một cách cụ thể trong bất kỳ một văn bồn pháp luật nào của Việt Nam. Ngoại trừ một cụm từ "Họp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh- tiếng A n h gọi là Franchise" tại điều 4.1.1 (Phân cấp phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ) trong Thông tư 1254/1999AT-BKHCNMT ngày 12/07/1999 hướng dẫn thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. M ớ i đây nhất, trong "Những vấn đề cần x i n ý kiến thồo luận đối với dự thồo Luật Thương mại (sửa đổi) do Ban soạn thồo liên ngành dự án Luật Thương mại sửa đổi trình Quốc hội tháng 04/2004, có xin ý kiến góp ý của quốc hội về "hình thức đại lý mượn danh (íranchising)" trong phần Hoạt động thương mại qua trung gian. Trong dự thồo 8 Luật Thương mại sửa đổi do chính phủ trình quốc hội vào tháng 10/2004, đã đổi cụm từvề đại lý m ượ n danh thành Nhượng quyền thương mại và bổ sung 5 điều qui định về Nhượng quyền thương mại (Franchising) trong Mục 16, chương I V về Hoạt động thương mại cụ thể. Trong dự thồo đã đưa ra định nghĩa "Nhượng

quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền chấp

thuận trao quyền và cung cấp các hỗ trợ cho bên nhận quyền để bên đó bán hàng hoa, cung ứng dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hoa, hệ thống, phương thức do bên nhượng quyền xác định trong một khoồng thời gian và phạm v i địa lý nhất định. Quyền được nhượng bao gồm quyền sử dụng các bí quyết nghề nghiệp;

cách thức tổ chức địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ; tên thương mại; nhãn hiệu hàng hoa, dịch vụ; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng của bên nhượng quyền và quyền sử dụng các trợ giúp khác để bán hàng hoa, cung ứng dịch vụ".

Theo ý k i ế n trình Quốc hội của Bộ trưởng Bộ thương mại Trương Đình Tuyển về hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu "Đây là một hoạt động thương mại phổ biến ở các nước nhưng vẫn còn mới ở Việt Nam. Trong các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường phân phối bao gồm cự hoạt động này. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể để điều chỉnh.

Dự thựo Luật bổ sung 5 điều quy định về nhượng quyền thương mại để làm cơ sở pháp lý chung cho việc thực hiện hoạt động thương mại này ở Việt Nam với quan điểm khuyến khích phát triển hoạt động thương mại này, đồng thời bựo đựm được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. Thương nhân nước ngoài có quyền k i n h doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại nếu điều ước quốc tế m à Việt Nam là thành viên có quy định và phựi được Bộ trưởng Bộ Thương mại cho phép61'.

Trước khi Luật thương mại sửa đổi ban hành và có hiệu lực, trên thực tế những hợp đồng có bựn chất là chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu tại Việt Nam đã và đang chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật hiện hành liên quan đến Bán giấy phép và chuyển giao công nghệ.

Với qui định tại điều 4.1.1 của thông tư 1254, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu đương nhiên được coi là một loại của hợp đổng chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu với những nội dung chính đã trình bày ở trên, có những điểm đặc thù riêng m à không thể chịu sự điều chỉnh của luật pháp về chuyển giao công nghệ. Do chưa được luật pháp qui định rõ ràng nên chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu vẫn chưa được biết đến như một loại hình kinh doanh độc lập chứ không phựi là một loại hợp đồng chuyển giao công nghệ, vì vậy nó hạn c h ế cơ hội phát triển của hình thức kinh doanh mới mẻ này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)