Ngoài vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 69 - 73)

Thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu khởi động từ năm 1994 qua Baskin Robbins, một hệ thống bán kem cạa Mỹ. Hiện nay đã có nhiều thương hiệu cạa nhiều quốc gia khác nhau được chuyển nhượng cho các công ty trong nước hay cho các đối tác nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nổi bật trong hoạt động chuyển nhượng này là Aptech, tập đoàn đào tạo về công nghệ thông tin cạa Ân Độ hiện đang có hoạt động tại hơn 50 quốc gia với 2550 trung tâm đào tạo dưới hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu. N ă m 1999, APTECH đã chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho đối tác Việt Nam là FPT với phí chuyển nhượng khoảng 10 000 USD để thành lập Trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế FPT-APTECH. Theo hợp đồng chuyển nhượng, APTECH sẽ cung cấp các bí quyết về phương pháp giảng dạy, quản lý trung tâm, giáo trình, sát hạch và cấp chứng chỉ đầu ra. Công ty FPT chịu trách nhiệm điều hành trung tâm theo đúng qui trình do APTECH đặt ra, xây dựng đội ngũ giáo viên (theo tiêu chuẩn cạa APTECH và phải qua được kỳ kiểm tra chất lượng do APTECH tiến hành), thực hiện các nghĩa vụ tài chính với APTECH đảm bảo hoạt động cạa trung tâm đào tạo theo đúng các tiêu chuẩn cạa APTECH đề ra (số học viên tối đa một phòng học, phòng lý thuyết-phòng thực hành phải như t h ế nào, các giảng viên cạa trung tâm phải là giảng viên đang giảng dạy tại các trường đại học chính quy...). Ngoài ra APTECH An độ còn tổ

chức các kỳ thi sát hạch giảng viên và cấp bằng cho giảng viên theo định kỳ. Chương trình giảng dạy sẽ được thay đổi và cập nhật liên tục cho phù hợp với thực tiễn công nghệ thông tin. Cứ mỗi sáu tháng, trung tâm phải hộp mặt với APTECH Ấn Độ một lần. Cứ ba tháng, chuyên gia của APTECH Ấn Độ qua làm việc và kiểm tra trung tâm tại Việt Nam. APTECH hoat đông tai Viêt Nam dưới hình thức Master Franchise. Từ 1999 đến nay, hệ thống APTECH Việt Nam đã có 15 Trung tùm đào tạo tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố H ổ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Huế, Đ à Nang, Cần Thơ...với gần 7000 người đăng ký hộc.

Một ví dụ khác là trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh quốc tế Thames Business School, gội tắt là Thames Việt Nam đặt tại H à Nội, đuợc thành lập năm 2001 và bắt đầu đào tạo từ năm 2003. Đây là một Trung tâm đào tạo nhận chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu từ Thames Business School Singapore, một đơn vị trực thuộc của tập đoàn giáo dục Informatics.

Thames được thành lập năm 1986 tại Singapore nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo quản trị kinh doanh của quốc đảo này. Thames có mối quan hệ khăng khít với các trường đại hộc và trung tâm đào tạo quốc tế trong lĩnh vực quản trị kinh doanh như University of Cambridge, University of Portsmouth, Chartered Institute of Marketing (Anh quốc), Salem University (Hoa Kỳ). Sau gần 20 năm hoạt động, Thames đã không ngừng phát triển cả về qui m ô và lĩnh vực đào tạo, trở thành một tổ chức có uy tín ở nhiều nước. Thames mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế bằng hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và hiện nay đã có một mạng lưới các trung tâm đào tạo tại nhiều quốc gia ở châu á, châu Âu, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.

Tại Việt Nam, đối tác nhận chuyển nhượng thương hiệu của Thames là cônơ ty IndochinaPro (Việt Nam), một doanh nghiệp có giấy phép trong lĩnh vực ơiáo dục và đào tạo. về mặt tài chính, ngoài chi phí chuyển nhượng ban đầu khi

tham gia hệ thống chuyển nhượng của Thames với mỗi học viên tham dự khoa đào tạo tại trung tâm, Thames Việt Nam sẽ phải trả một tỷ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu thu được.

Thames chọn đối tác để hợp tác chuyển nhượng quyền sờ dụng thương

hiệu trên cơ sở các tiêu chí như: đối tác phải hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo quản trị kinh doanh, có mối quan hệ rộng trên thị trường nội địa, có kỹ năng quản lý, có hiểu biết sâu sắc về thị trường hoạt động, có kinh nghiệm trong kinh doanh, bán hàng, quản lý, đây là những kinh nghiệm cơ bản để có thể thành công trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào. Sau khi đã thoa mãn các điều

kiện trên, Thames đã tiến hành chuyển nhượng thương hiệu cho đối tác và cờ một đội ngũ tư vấn, chuyên viên chương trình đào tạo, chuyên viên khu vực hỗ trợ liên tục cho bên nhận chuyển nhượng trong suốt quá trình khởi sự và hoạt động của trung tâm đào tạo.

Đội ngũ tư vấn của Thames hướng dẫn cho đối tác và theo sát họ trong từng bước để trở thành bên chuyên nhượng: làm đơn xin nhận chuyển nhượng thương hiệu, thăm trung tâm đào tạo Thames, lập k ế hoạch kinh doanh, nghiên cứu khả thi và k ế hoạch tài chính, lựa chọn đối tác, ký hợp đổng chuyển nhượng, đào tạo đối tác, vận hành trung tâm. Ngoài ra, Thames còn tổ chức các khoa đào tạo về quản lý dự án cho các nhà quản lý Trung tâm đào tạo của bên nhận chuyển nhượng, tập trung vào các nội dung làm thế nào để có thể quản lý và điều hành tốt hoạt động của một trung tâm nhận chuyển nhượng như các vấn đề về k ế

hoạch kinh doanh, m ô hình hoạt động tài chính, kế hoạch tuyển dụng nhân sự,

kế hoạch bán hàng và marketing.

Với việc lựa chọn khắt khe các đối tác và hoạt động hỗ trợ, giám sát và đào tạo bên nhận chuyển nhượng rất cụ thể, thiết thực và đổng nhất, các Trung tâm đào tạo quản tri kinh doanh quốc tế Thames tại các quốc gia khác nhau đều

và đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn và chứng chỉ công nhận do Ư C L E S (University of Cambridge Local Examinations Syndicate) cấp. Với sự đồng nhất về chương trình đào tạo, bằng cấp của Thames được công nhận rộng rãi, cho phép học viên học tiếp chương trình cử nhân và sau đai hoe tai các trường đai học danh tiếng trên thế giới. Học xong khoa học Advanced Diploma của Thames tương đương với 2,5 năm chương trình đại học.

Các sinh viên theo chương trình của Thames tại Viụt Nam có cơ hội học tập trong một môi trường tương tự như tại Thames Singapore hay các q u ế gia khác: được tiếp cận với hụ thống hỗ trợ học viên trực tuyến (Informatics Virtual Campus), sử dụng máy tính kết nối Intemet miễn phí, thư viụn với hàng ngàn đầu sách và tạp chí Quản trị kinh doanh, được tham dự các buổi seminars, nói chuyụn chuyên đề, tham gia vào các dự án thực tế. Điều nổi bật ở đây là các học viên được học theo một giáo trình thống nhất của Thames đã được xây dựng rất khoa học với đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy được lựa chọn thoa mãn các điều kiụn của Thames về chuyên môn, kinh nghiụm giảng dạy và trình độ ngoại ngữ.

Hoạt động dưới một thương hiụu được quốc tế thừa nhận, trong một mạng lưới chuyển nhượng rộng khắp trên thế giới, với các hỗ trợ liên tục của bên chuyển nhượng về cách tổ chức quản lý hoạt động đào tạo và vận hành của trung tâm, chương trình, giáo trình, phương pháp và nội dung giảng dạy, đánh giá học viên, Thames Viụt Nam đã bước đầu thu hút được nhiều học viên Viụt Nam với kết quả hoạt động rất khả quan.

Ngoài APTECH, Thames, một số công ty nước ngoài đã phát triển ở Viụt Nam qua hình thức chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiụu như Carvel (kem, Mỹ) M l i b e e (thức ăn nhanh, Philippine), Kentucky Fried Chicken (thức ăn nhanh Mỹ), Burger Khan (thức ăn nhanh, Hàn Quốc), Five Star Chicken (thức

quyền sử dụng thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu trong ngành thức ăn nhanh, tuy nhiên lĩnh vực này cũng không phát triển tốt lắm. Kentucky Fried Chicken thâm nhập thị trường tủ năm 1997 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại cũng mới chỉ mở được 4

điểm bán trong khi đó hàng trăm điểm bán hàng của Kentucky Fried Chicken đã lần lượt ra đời ở Thái Lan, Indonesia. MacDonald's, hệ thống bán thức ăn nhanh

lớn nhất của M ỹ đã gửi các chuyên gia đến tìm k i ế m cơ hội ở thị trường Việt Nam tủ năm 1999 nhưng sau khi phân tích thị trường họ đã kết luận là hiện tại

chưa có thị trường cho mặt hàng hamburgers của MacDonalds tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hình thức kinh doanh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchising) tại việt nam đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 69 - 73)