Một số nội dung chủ yếu của xây dựng gia đìn hở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 159 - 160)

I. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1 Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo

2. Một số nội dung chủ yếu của xây dựng gia đìn hở Việt Nam hiện nay

nay

a) Mỗi một địa phương, vùng lãnh thổ, thành phần dân tộc cần vận

dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong xây dựng gia đình, cụ thể

hoá những định hướng ấy thành các tiêu chí cụ thể, thích hợp với hoàn

cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội cụ thể, phù hợp với

từng hình thức gia đình hiện có. Trong mỗi thời kỳ nhất định lại đề ra các tiêu chí nhất định, cụ thể sát hợp trong từng nội dung xây dựng gia đình, tránh tình trạng đề ra tiêu chuẩn chung chung, không cụ thể. Đồng thời chú ý rút kinh nghiệm sau mỗi thời kỳ, mỗi phong trào vận động của mỗi thời kỳ ấy.

b) Nội dung cơ bản, trực tiếp của xây dựng gia đình ở Việt Nam hiện

nay là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Đây

chính là mục tiêu, là chuẩn mực cơ bản mà chúng ta cần xây dựng, là đích hướng tới hiện nay của mỗi gia đình ở nước ta. No ấm, được hiểu là sự thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần cơ bản phù hợp với khả năng lao động cống hiến của mỗi gia đình, mỗi thành viên gia đình, là kết quả của sự

lao động cần cù, sáng tạo, chính đáng của gia đình và thành viên gia đình.

Trong gia đình, cần chú trọng xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên, nhất là dân chủ, bình đẳng giữa nam - nữ, giữa cha, mẹ - con cái, tạo nên sự nề nếp, hoà thuận, kỷ cương mới trong gia đình. Sự tiến bộ của gia đình về mọi mặt dựa trên sự tiến bộ của mỗi thành viên và gắn liền với sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Gia đình hạnh phúc không chỉ là no ấm, dân chủ, bình đẳng, tiến bộ, mà còn là tổng thể những nét đẹp trong đời sống văn hoá tinh thần mỗi gia đình, trong quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội, quan hệ giữa các thành viên trong từng gia đình.

c) Một trong những nội dung cơ bản và là đặc thù của xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là ngay từ đầu cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với giải quyết và thực hiện công bằng xã hội trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế phải hướng tới phát triển và giải quyết tốt

các vấn đề xã hội, trong đó có xây dựng gia đình mới, no ấm, bình đẳng,

tiến bộ và hạnh phúc. Ngược lại, xây dựng gia đình mới, cần phải gắn bó, trở thành một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Liên quan đến vấn đề này, hiện nay chúng ta một mặt phải rà soát lại các chiến lược

kế hoạch phát triển kinh tế gắn với giải quyết các nhu cầu phát triển xã hội,

trong đó có xây dựng và phát triển mọi gia đình, mặt khác cần đưa ra các đề nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các chính sách xã hội có liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình: việc làm, xoá đói giảm nghèo, phúc lợi xã hội, y

tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, dân số và kế hoạch hoá gia đình...

d) Trong số các vấn đề xã hội hiện nay, quan tâm đến các chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò người phụ nữ trong gia đình và

trong xã hội được coi là vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách. Khâu then chốt hiện nay là tổ chức thực hiện tốt các chiến lược phát triển xã hội có nội dung liên quan trực tiếp đến giải phóng phụ nữ nhằm phát huy những giá

trị, những thành quả tích cực đã đạt được, hạn chế và đẩy lùi các tiêu cực trong kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, đạo đức và lối sống... đang làm hạn chế kìm hãm vai trò phụ nữ, cản trở sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

đ) Trong số các vấn đề liên quan đến xây dựng gia đình hiện nay có

công tác nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết một số vấn đề đang nảy sinh khá cấp bách liên quan đến hôn nhân và gia đình. Bên cạnh việc chú trọng

nghiên cứu về gia đình truyền thống, cần chú trọng hơn nữa đến nghiên cứu gia đình hiện đại, nghiên cứu sự chuyển đổi các giá trị gia đình từ truyền thống sang hiện đại, sự kế thừa, tiếp thu, dung nạp những giá trị tiến bộ của thời đại, của yêu cầu mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và của toàn bộ công cuộc đổi mới. Đặc biệt, cần coi trọng các nghiên cứu ứng

dụng và nghiên cứu triển khai nhằm đưa ra và tổ chức thực hiện các chính

sách, biện pháp, cơ chế quản lý bảo đảm hình thành từng bước vững chắc các chuẩn mực của gia đình mới, hiện đại, gia đình ấm no, bình đẳng, tiến

bộ và hạnh phúc, đáp ứng các yêu cầu của quá trình xây dựng chế độ mới -

một chế độ bảo đảm dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Phân tích quan niệm về gia đình?

2. Phân tích vị trí các chức năng cơ bản của gia đình?

3. Những điều kiện xây dựng gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội?

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 159 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w