Cơ sở phân chia thời đại lịch sử

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 64 - 65)

III. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa

b)Cơ sở phân chia thời đại lịch sử

- Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở thứ nhấtđể phân chia thờiđại lịch sử là các hình thái kinh tế - xã hội.

Theo Ph. Ăngghen, mọi thời đại lịch sử, sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra, - cả hai cái đó tạo thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của mỗi thời đại1.

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin cho chúng ta cơ sở khoa học để phân chia thời đại lịch sử, nó nói tới sự phát triển của

lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng

tầng (bao gồm: các yếu tố chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học, v.v.). Nó nêu lên lịch sử phát triển nhân loại trong mỗi thời kỳ lịch sử một cách toàn diện.

- Dựa vào sự thayđổi vị trí trung tâm của các giai cấp trong xã hội.

Sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế- xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn, không diễn ra một cách tự phát mà phải thông qua hoạt động của con người, hoạt động của giai cấp tiên tiến và những lực lượng cách mạng.

Trong xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp, mỗi một hình thái kinh tế - xã hội có một giai cấp giữ vai trò thống trị, đứng ở vị trí trung tâm của thời đại đó. Giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại phải là giai cấp tiên tiến, giai cấp đại diện cho xu hướng vận động của lịch sử, có khả năng tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ cũ, thiết lập chế độ xã hội mới. Giai cấp tiên tiến đứng ở vị trí trung tâm của thời đại có vai trò quyết định xu hướng vận động của lịch sử trong thời đại đó.

Trong chế độ phong kiến, giai cấp quý tộc phong kiến là người đại diện. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản là người đại diện.

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, V.I. Lênin cho

rằng đã xuất hiện những điều kiện khách quan cho việc xoá bỏ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa, thiết lập hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo quần chúng nhân dân lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, xoá bỏ thiết chế tư bản chủ nghĩa, mở ra một thời đại lịch sử mới là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế

giới.

Như vậy, từ sau Cách mạng Tháng Mười, nội dung cơ bản của thời đại là quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng để thực hiện được điều đó, giai cấp công nhân ở mỗi nước phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, tập hợp các tầng lớp nhân dân lao động tiến hành cuộc đấu tranh kiên quyết lật đổ sự thống trị của giai cấp

tư sản, xoá bỏ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa thiết lập hình thái

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Tóm lại: Cơ sở khoa học để xác định thời đại lịch sử là những điều

kiện vật chất khách quan, hình thái kinh tế - xã hội. Hình thái kinh tế - xã

hội chỉ xã hội ở một giai đoạn nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản

xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng về chính trị, đạo đức, pháp

luật, được xây dựng trên quan hệ sản xuất đó. Trong mỗi thời đại lịch sử lại

có một giai cấp đại diện đứng ở vị trí trung tâm, quyết định xu hướng vận động của lịch sử trong giai đoạn đó.

Hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến mở đầu một thời đại, tạo nên nội

dung của thời đại. Nhưng khái niệm hình thái kinh tế - xã hội và thời đại

lịch sử là không đồng nhất. Trong một thời đại lịch sử đồng thời tồn tại

nhiều hình thái kinh tế - xã hội, cả hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến và cả lạc hậu. Chúng đấu tranh với nhau một cách quyết liệt, lâu dài. Thời đại là

một thời kỳ lịch sử lâu dài có sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao. Đặc trưng cho tính chất và xu hướng

vận động của thời đại là hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 64 - 65)