Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 130)

I. Dân tộc và hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc

3.Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc

Liên hiệp công nhân của tất cả các dân tộc là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của các đảng cộng sản: nó phản ánh bản chất quốc tế

của phong trào công nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải

phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Nó bảo đảm cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.

Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc quy định mục tiêu hướng tới;

quy định đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng dân tộc. Đồng thời, nó là yếu tố sức mạnh đảm bảo cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động rộng rãi thuộc các dân tộc trong cuộc

đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộc đóng vai trò liên kết cả ba

nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể. Đoàn kết giai cấp công nhân

các dân tộc là sự thể hiện thực tế tinh thần yêu nước mà thời đại ngày nay

đã trở thành sức mạnh cực kỳ to lớn. Nội dung đó phù hợp với tinh thần quốc tế chân chính đang lên tiếng kêu gọi các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau.

Cương lĩnh dân tộc của đảng cộng sản là một bộ phận trong cương

lĩnh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp; là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.

III. Đặc điểm quan hệ dân tộc Việt Nam và chính sách

dân tộc của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 130)