I. Dân tộc và hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc
2. Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc và biểu hiện của hai xu hướng khách quanđó trong thờiđại ngày nay
Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, V.I. Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc.
Xu hướng thứ nhất, do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà các cộng đồng dân cư muốn tách rađể xác lập các cộngđồng dân tộc độc lập. Trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa, ở các quốc gia gồm nhiều cộng đồng dân cư có nguồn gốc tộc người khác nhau. Khi mà các tộc người đó có sự trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra thành lập các dân tộc độc lập. Vì họ hiểu rằng, chỉ trong cộng đồng độc lập, họ mới có quyền quyết định vận mệnh của mình mà quyền cao nhất là quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển. Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tác động trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Xu hướng thứ hai, các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chính sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và công nghệ, của giao lưu kinh tế và văn hoá trong xã hội tư bản đã làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ hàng rào ngăn cách giữa các
dân tộc, tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế rộng lớn giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau.
Hai xu hướng này vận động trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc gặp nhiều trở ngại. Bởi vì, nguyện vọng của các dân tộc được sống độc lập, tự
do bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc xoá bỏ. Chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc đã biến hầu hết các dân tộc nhỏ bé hoặc còn ở
trình độ lạc hậu thành thuộc địa và phụ thuộc của nó. Xu hướng các dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ nhận. Thay vào đó họ áp đặt lập ra những khối liên hiệp nhằm duy trì áp bức, bóc lột đối với các dân tộc khác, trên cơ sở cưỡng bức và bất bình đẳng.
Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, chỉ trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, khi chế độ người bóc lột người bị xoá bỏ thì tình trạng dân tộc này áp bức, đô hộ các dân tộc khác mới bị xoá bỏ và chỉ khi đó hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc mới có điều kiện để thể hiện
đầy đủ. Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự quá độ lên
một xã hội thực sự tự do, bình đẳng, đoàn kết hữu nghị giữa người và người trên toàn thế giới.
Hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc do V.I. Lênin phát hiện đang phát huy tác dụng trong thời đại ngày nay với những biểu hiện rất phong phú và đa dạng.
* Xét trong phạm vi các quốc gia xã hội chủ nghĩa có nhiều dân tộc:
Xu hướng thứ nhất biểu hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự chủ và phồn vinh của bản thân dân tộc mình. Xu hướng thứ hai tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ để các dân tộc trong cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hoà hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống.
ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, hai xu hướng phát huy tác động cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh tới sự tự chủ và phồn vinh. Bởi vì, nó sẽ tạo điều kiện cho dân tộc đó có thêm những điều kiện vật chất và tinh thần để hợp tác chặt chẽ hơn với các dân tộc anh em; đồng thời nó cho phép mỗi dân tộc không chỉ sử dụng tiềm năng của các dân tộc mình mà còn có sự gắn kết hữu cơ với tiềm năng của các dân tộc anh em trong một nước để tiến lên phía trước. Sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc trong cùng quốc gia có nghĩa là những tinh hoa, những giá trị của các dân tộc đó thâm nhập vào nhau, bổ sung,
hoà quyện vào nhau để tạo thành những giá trị chung. Tuy nhiên, sự hoà
quyện đó không xoá bỏ sắc thái của từng dân tộc, không xoá nhoà những đặc thù dân tộc; ngược lại, nó bảo lưu, gìn giữ và phát huy những tinh hoa, bản sắc của từng dân tộc. Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, cả hai xu hướng trên đều loại trừ các tư tưởng và hành vi kỳ thị dân tộc, chia rẽ dân tộc, tự ti
dân tộc, dân tộc hẹp hòi, xung đột dân tộc. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Sự phát triển mọi mặt của từng dân tộc đi liền với sự củng cố, phát triển của cộng đồng các dân tộc trên đất nước ta. Sự tăng cường tính cộng đồng, tính thống nhất là một quá
trình hợp quy luật, nhưng tính cộng đồng, tính thống nhất không mâu
thuẫn, không bài trừ tính đa dạng, tính độc đáo trong bản sắc của mỗi dân tộc”1.
Mọi sự vi phạm quan hệ biện chứng giữa hai xu hướng khách quan nêu trên đều dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
* Xét trên phạm vi thế giới, sự tácđộng của hai xu hướng khách quan thể hiện rất nổi bật. Bởi vì:
Thời đại ngày nay là thời đại các dân tộc bị áp bức đã vùng dậy, xoá bỏ ách đô hộ của chủ nghĩa đế quốc và giành lấy sự tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình, bao gồm quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc, quyền bình đẳng với các dân tộc khác. Đây là một trong những mục tiêu chính trị chủ yếu của thời đại – mục tiêu độc lập dân tộc.
Xu hướng này biểu hiện trong phong trào giải phóng dân tộc thành sức mạnh chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách của chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình thức. Xu hướng này cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé đang là nạn nhân của sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, đang bị coi là đối tượng của chính sách đồng hoá cưỡng bức ở nhiều nước tư bản.
Như vậy, độc lập tự chủ của mỗi dân tộc là xu hướng khách quan, là
chân lý thời đại, là sức mạnh hiện thực tạo nên quá trình phát triển của mỗi dân tộc, sẽ làm tiêu tan tất cả những gì cản trở nó.
Thời đại ngày nay còn có xu hướng các dân tộc muốn xích lại gần nhau để trở lại hợp nhất thành một quốc gia thống nhất theo nguyên trạng đã được hình thành trong lịch sử. Xu hướng đó tạo nên sức hút các dân tộc vào các liên minh được hình thành trên những cơ sở lợi ích chung nhất định. Các dân tộc có những lợi ích mang tính khu vực, dựa trên yếu tố gần
nhau về địa lý, giống nhau về môi trường thiên nhiên, tương đồng về một số giá trị văn hoá, trùng hợp nhau về lịch sử và hiện tại trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung bên ngoài.
Đặc biệt vào những năm 90 của thế kỷ XX, xu hướng "tập đoàn hoá"
ở các khu vực của thế giới tăng lên rõ rệt không chỉ do tác động của lợi ích kinh tế mà còn do sức thúc đẩy của các lợi ích chính trị. Hơn nữa, sự liên minh đó còn tạo nên sức hút trên toàn cầu nhằm tập trung giải quyết những vấn đề chung của cả nhân loại như: chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường sinh thái, khắc phục nạn đói xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới, kế hoạch hoá sự phát triển dân số và bảo vệ sức khoẻ... Lợi ích toàn cầu có tác động sâu xa gắn bó loài người
trong một quá trình vận động thống nhất, bởi vì các dân tộc quốc gia trên
thế giới hiện nay còn đang ở trình độ phát triển khác nhau và đang cần sự hỗ trợ nhau để cùng tiến bộ.
Nhận rõ điều này, mỗi dân tộc, quốc gia phải biết thực hiện chính sách độc lập tự chủ để mở cửa hội nhập vào dòng vận động chung của nhân loại; đồng thời phải tìm được giải pháp hữu hiệu để gìn giữ, phát huy bản sắc của dân tộc mình.
Dựa trên sự phân tích hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc trong thời đại hiện nay, Đảng ta đã khẳng định: “Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại”1 là nguyên tắc thống nhất của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
II. Nội dung cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng sản
Dựa trên cơ sở tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc gắn liền với quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhất là khi đã bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đã khái quát lại thành "Cương lĩnh dân tộc" của Đảng cộng sản. Trong tác phẩm Về quyền dân tộc tự quyết, Người nêu rõ: "Các dân tộc hoàn toàn bìnhđẳng, các dân tộcđược quyền tự quyết, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại".
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiệnĐại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 84.