Những giai đoạn chính của thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 67 - 70)

III. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa

b) Những giai đoạn chính của thời đại ngày nay

Thời đại ngày nay được mở đầu bằng cuộc Cách mạng Tháng Mười

Nga vĩ đại, là thời đại đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và

chủ nghĩa xã hội, là thời đại đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học và công

nghệ nhằm chuẩn bị những tiền đề vật chất chín muồi cho sự xuất hiện chủ nghĩa xã hội.

Như V.I. Lênin khẳng định, tính phức tạp trong sự vận động của lịch sử nhân loại, song có thể chia thời đại của chúng ta từ Cách mạng Tháng Mười tới nay thành bốn giai đoạn:

Giaiđoạn thứ nhất: Từ sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 tới kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai năm 1945.

Giai đoạn này là giai đoạn chủ nghĩa xã hội mới hình thành trên phạm vi một số nước như Liên Xô, Mông Cổ. Cuộc Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng đầu tiên trong lịch sử đưa nhân dân lao động từ những người nô lệ, làm thuê trở thành những người làm chủ đất nước. Sức mạnh của chế độ mới đã giúp nhân dân lao động Nga đứng vững trong cuộc nội chiến, đập tan âm mưu can thiệp của chủ nghĩa đế quốc. Với khí thế lao động của những con người được giải phóng, thông qua chính sách kinh tế mới, thông qua con đường hợp tác hoá trong nông nghiệp, công nghiệp hoá đất nước, sau 20 năm Liên Xô đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế. Đó là những nguyên nhân giúp cho nhân dân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phátxít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, cứu nhân loại khỏi thảm họa của chủ nghĩa phátxít2.

Giaiđoạn thứ hai: Từ sau năm 1945 tới đầu những năm 1970.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 8.

2. Xem: ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam: Kinh tế Liên Xô, thành tựu và vấnđề, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, tr. 23. 1987, tr. 23.

Đây là giai đoạn chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước xã hội chủ

nghĩa ra đời, nhất là từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xuất hiện, cùng với những thành tựu to lớn của hệ thống các nước xã hội chủ

nghĩa về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật, v.v., hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh

vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động quốc tế.

Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trong các nước tư bản chủ nghĩa, đã động viên nhân dân các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm 60 thế

kỷ XX, khoảng 100 quốc gia giành được độc lập dân tộc với những mức độ

khác nhau.

Bên cạnh những kết quả đó, trong giai đoạn này, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã có những bất hoà. Trong Di chúc của Hồ Chí Minh, phần về phong trào cộng sản thế giới, Người viết: "... tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!"1.

Giai đoạn thứ ba: Từ cuối những năm 1970 đến cuối những năm 1980.

Trong giai đoạn này ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa không chú ý tới công tác xây dựng đảng, nhiều kẻ cơ hội chui vào hàng ngũ đảng cộng sản. Một số người mắc vào tệ sùng bái cá nhân, không ít người mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, không nhìn thấy và không đánh giá đúng những thay đổi trong chính sách của chủ nghĩa tư bản. ở không ít nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước trở nên quan liêu, vi phạm những quyền dân chủ của nhân dân. Trong xây dựng kinh tế chủ quan nóng vội, không tuân thủ những quy luật kinh tế khách quan, chậm đưa tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Trong lĩnh vực xã hội thực hiện bao cấp tràn lan, không kích thích được tính tích cực cá nhân, do vậy không tạo ra được động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

Những sai lầm trên kéo dài, chậm được phát hiện và khắc phục triệt để đã hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước, dẫn tới tình trạng

khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nhiều nước, buộc các nước phải cải cách đổi mới.

Trong quá trình cải cách đổi mới, nhiều đảng cộng sản mắc những sai lầm mang tính chất nguyên tắc. Lợi dụng tình hình đó, những thế lực thù

địch với chủ nghĩa xã hội ở bên ngoài, kết hợp với những kẻ phản bội ở bên

trong, thậm chí cả những người đứng đầu cơ quan đảng và nhà nước đã tấn công làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

Như vậy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên

Xô có nguyên nhân sâu xa là những sai lầm của các đảng cộng sản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù và sự phản bội

của một số người cộng sản, chứ hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội và lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội như một số người vẫn đang rêu rao.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm trong quá trình đổi mới của các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.

Giai đoạn thứ tư: Giai đoạn từ đầu những năm 1990 tới nay.

Giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tạm thời lâm vào thoái

trào. Cùng với sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên

Xô, nhiều đảng cộng sản và công nhân bị tan rã, nhiều đảng viên xin ra

khỏi đảng. Nhiều nước dân tộc chủ nghĩa đã định hướng lên chủ nghĩa xã

hội, nhưng giờ đây mất chỗ dựa về vật chất và tinh thần, các lực lượng

phản động giành lại chính quyền đưa đất nước theo con đường khác. ảnh

hưởng của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới giảm đi nghiêm trọng.

Những thế lực phản động quốc tế đang dùng trăm phương, nghìn kế

bằng nhiều luận điệu khác nhau để xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và phá

hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, nhằm xác lập sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

Lịch sử đang đặt ra những thử thách to lớn cho chủ nghĩa xã hội,

phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Để vượt qua những thử thách đó, các nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải khắc phục những yếu kém, nhược điểm hạn chế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tranh thủ những điều kiện thuận lợi do cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra, không ngừng nâng cao năng suất

lao động, cải thiện đời sống nhân dân, để nâng cao sức mạnh mọi mặt của đất nước.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những người cộng sản ở các nước thuộc Liên Xô trước đây và các nước Đông Âu hiện nay đã nhận rõ bộ mặt kẻ thù, đang ra sức tập hợp lực lượng, tiến hành cuộc đấu tranh bền

bỉ nhằm khôi phục những giá trị của chủ nghĩa xã hội để đưa đất nước trở

lại con đường xã hội chủ nghĩa.

Từ thực tế những năm vừa qua giúp cho giai cấp công nhân, nhân dân

tiến bộ trên thế giới thấy được bộ mặt thật và tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại, từ đó mà đoàn kết nhau lại để đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Trong thời đại ngày nay: "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội"1.

II. Tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại

ngày nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 67 - 70)