Đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 130 - 132)

I. Dân tộc và hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc

1.Đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất gồm 54 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm 87% dân số; 53 dân tộc còn lại chiếm 13% dân số, phân bố rải rác trên địa bàn cả nước. 10 dân tộc có số dân từ dưới 1 triệu đến 100 ngàn người là: Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, Mông, Dao, Giarai, Bana, Êđê; 20 dân tộc có số dân dưới 100 ngàn người; 16 dân tộc có số dân từ dưới 10 ngàn người đến 1 ngàn người; 6 dân tộc có số dân dưới 1 ngàn người Cống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Ơ Đu, Brâu).

Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là sự cố

kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất đã trở thành

truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách trong các cuộc đấu

tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay.

Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu

công xã nông thôn bền chặt sớm xuất hiện. Trải qua lịch sử liên tục chống

ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành rất sớm và trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến. Đoàn kết là xu hướng khách quan cố kết các dân tộc trên cơ sở có chung lợi ích, có chung vận mệnh lịch sử, chung một tương lai, tiền đồ.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt cố kết tạo nên tính cộng đồng chung, có nơi có lúc vẫn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong quan hệ dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lại luôn luôn dùng mọi thủ đoạn chia rẽ dân tộc và can thiệp vào nội bộ nước ta. Do đó, phát huy truyền thống đoàn kết, xoá bỏ thành kiến, nghi kỵ dân tộc và kiên quyết đập tan mọi âm mưu chia rẽ dân tộc của kẻ thù là nhiệm vụ trọng yếu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Hình thái cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ngày càng tăng, tuy trong từng khu vực nhất định có những dân tộc sống tương đối tập trung, nhưng không thành địa bàn riêng biệt. Do đó, các dân tộc ở nước ta không có lãnh thổ riêng, không có nền kinh tế riêng và sự thống nhất hữu cơ giữa dân tộc và quốc gia trên mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng được củng cố.

Do điều kiện tự nhiên, xã hội và hậu quả của các chế độ áp bức bóc lột trong lịch sử nên trình độ phát triển kinh tế, văn hoá... giữa các dân tộc còn khác biệt, chênh lệch nhau.

Tình trạng chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá... giữa các dân tộc, giữa các vùng dân cư là một đặc trưng cần quan tâm nhằm từng bước khắc phục sự chênh lệch đó để thực hiện bình đẳng, đoàn kết dân tộc ở nước ta. Nhiều vùng dân tộc thiểu số canh tác còn ở trình độ rất thấp, chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên. Đời sống vật chất của bà con dân tộc thiểu số còn thiếu thốn, tình trạng nghèo đói kéo dài, thuốc chữa bệnh khan hiếm, nạn mù chữ và tái mù chữ còn ở nhiều nơi. Đường giao thông và phương tiện đi lại nhiều vùng rất khó khăn; điện, nước phục vụ cho sản xuất đời sống nhiều vùng còn rất thiếu; thông tin, bưu điện nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu của đời sống, nhất là ở vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh...

Cùng với nền văn hoá cộng đồng, mỗi dân tộc trong đại gia đình các

phú. Bởi vì, bất cứ dân tộc nào, dù nhiều người hay ít người, đều có nền

văn hoá riêng, phản ánh truyền thống lịch sử, đời sống tinh thần, niềm tự

hào của dân tộc bằng những bản sắc độc đáo. Đặc trưng của sắc thái văn

hoá dân tộc bao gồm: ngôn ngữ tiếng nói, văn học, nghệ thuật, tình cảm dân tộc, y phục, phong tục tập quán, quan hệ gia đình, dòng họ... Một số

dân tộc có chữ viết riêng (Khơme, Chăm, Thái, Mông, Giarai, Êđê ). Một số dân tộc thiểu số gắn với một vài tôn giáo truyền thống (Khơme – với đạo

Phật; Chăm – với Islam, Bàlamôn ); một vài dân tộc gắn với đạo Tin Lành,

đạo Thiên Chúa... Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng bản sắc văn hoá riêng và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Sự phát triển đa dạng mang bản sắc văn hoá của từng dân tộc càng làm phong phú thêm nền văn hoá của cả cộng đồng.

Các dân tộc thiểu số tuy chỉ chiếm 13% dân số cả nước nhưng lại cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế,

quốc phòng, an ninh và giao lưu quốc tế, đó là các vùng biên giới, vùng

rừng núi cao, hải đảo... Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây là

căn cứ cách mạng và kháng chiến. Một số dân tộc có quan hệ dòng tộc với

các dân tộc ở các nước láng giềng và khu vực.

Xuất phát từ tình hình, đặc trưng cơ bản của dân tộc Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến vấn đề chính sách dân tộc xem xét nó như là vấn đề xã hội - chính trị rộng lớn, toàn diện gắn liền với các mục

tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 130 - 132)