III. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
a) Quan niệm về thời đại ngày nay
Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới. "Một kỷ nguyên mới đã mở ra trong lịch sử thế giới.
Nhân loại đang vứt bỏ hình thức cuối cùng của chế độ nô lệ: chế độ nô lệ tư bản hay chế độ nô lệ làm thuê.
Thoát khỏi được chế độ nô lệ đó, lần đầu tiên nhân loại sẽ bước vào
chế độ tự do chân chính"1.
Sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là cột mốc đánh dấu sự mở đầu một thời đại lịch sử mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản vì cuộc cách mạng này đã làm sụp đổ
trật tự xã hội cũ - xã hội tư bản chủ nghĩa, tổ chức xây dựng một xã hội
mới do nhân dân lao động làm chủ. Sau Cách mạng Tháng Mười, nhân dân
Nga (sau này là Liên Xô) đã là những người làm chủ bộ máy nhà nước, làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Nhân dân Liên Xô dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, đã lao động quên mình, nhanh chóng
biến nước Nga lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển, nhiều ngành khoa học tiên tiến, có một xã hội luôn luôn quan tâm tới đời sống của quần chúng nhân dân lao động.
Với thành quả của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với niềm tin vào lý tưởng cộng sản đã giúp cho nhân dân Liên Xô cùng với những lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới đập tan chủ nghĩa phátxít, cứu nhân loại khỏi họa diệt chủng, giải phóng hàng loạt nước Đông Âu, tạo điều kiện cho các nước này đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội với tính ưu việt của nó đã cổ vũ hàng loạt các nước đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, xoá bỏ tàn tích của chế độ thực dân phong kiến. Nhiều nước trong số đó đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội hoặc định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội đã vượt khỏi phạm vi một nước trở thành hệ thống trên thế giới đối lập với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Sau Cách mạng Tháng Mười, nhất là từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, sự vận động của tình hình thế giới có lợi cho lực lượng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.
Tóm lại, Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới vì:
Thứ nhất, sau Cách mạng Tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội đã từ lý luận trở thành thực tiễn, đã xuất hiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, là cái đối lập, phủ định hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, chiều hướng phát triển chủ yếu, trục xuyên suốt của sự vận động lịch sử từ sau Cách mạng Tháng Mười là đấu tranh xoá bỏ trật tự tư bản chủ nghĩa, thiết lập và từng bước xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
Thứ ba, từ sau Cách mạng Tháng Mười, các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới.
Thứ tư, sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng giải phóng dân tộc
nằm trong phạm trù cách mạng xã hội chủ nghĩa, nhiều nước sau khi giành
được độc lập dân tộc đã đi lên con đường chủ nghĩa xã hội.
Sự vận động của lịch sử là quanh co và phức tạp khi tiến, khi lùi. Do vậy, hiện nay mặc dù tình hình quốc tế đang còn diễn ra vô cùng phức tạp,
nhưng Đảng ta vẫn khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới hiện trải qua những bước quanh co;
song, loài người cuối cùng nhấtđịnh sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vìđó là
quy luật tiến hoá của lịch sử"1.