Định nghĩa gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 148 - 149)

I. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1 Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo

a)Định nghĩa gia đình

Với tư cách một hình thức cộngđồng tổ chứcđời sống xã hội, gia đình

được hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.

Xuất phát nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải nương tựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam giới và nữ giới,

những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sử

nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đối ngẫu, gia đình

một vợ một chồng...

Trên cơ sở của sự phát triển kinh tế - xã hội, các kiểu, dạng tổ chức

cộng đồng mang tính "tự nhiên" ngay từ đầu đã chịu sự quy định của những

biến đổi trong sản xuất, trong đời sống kinh tế - xã hội. Để quan hệ với

thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các

nhóm cộng đồng. Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng

đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên, sinh học. Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt, những đòi hỏi của đời sống kinh tế, các quan hệ ấy dần

trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những

cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thíchứng với nhữngđiều kiện sản

xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Giađình dầntrở thành một thiết

chế xã hội, một hình ảnh "xã hội thu nhỏ", nhưng không phải là sự thu nhỏ

thiết chế xã hộiđặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất.

Nếu như văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của chính mình, thì gia đình không chỉ là một hình thức tổ chức cộng đồng, một thiết chế xã hội mà điều quan trọng gia đình còn là một giá trị văn hoá xã hội. Tính chất, bản sắc của gia đình lại được duy trì, bảo tồn, được sáng tạo và phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu của mỗi thành viên gia đình trong sự tương tác, gắn bó với văn hoá cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp và tầng lớp của mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc xác định.

Tóm lại, giađình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộngđồng của con người, một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục... giữa các thành viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 148 - 149)