III. Lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa
a) Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
mạng xã hội chủ nghĩaở Việt Nam
a) Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dânở ViệtNam Nam
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, với truyền thống yêu
nước, nhân dân ta đã kiên cường đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp
giành lại độc lập cho dân tộc.
Các sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ "Cần Vương" mong giành lại độc lập cho dân tộc khôi phục chế độ phong kiến, đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Những người nông dân với lòng căm thù giặc sâu sắc, cầm gươm giáo đứng lên khởi nghĩa chống Pháp cuối cùng cũng thất bại.
Với ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, mà trực tiếp nhất là cách mạng Tân Hợi Trung Quốc, nhiều nhà cách mạng Việt Nam như: Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học v.v. muốn giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, noi gương
các nước phương Tây cuối cùng đều bị thất bại.
Sở dĩ các phong trào đấu tranh trên đều bị thất bại, bởi vì cách mạng
lúc đó thiếu đường lối đúng đắn, các phong trào không đáp ứng được
nên lạc hậu với thời đại. Tuy những phong trào cách mạng đó đã thất bại, nhưng đã góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân, góp phần nâng cao chí khí, khai thông dân trí cho dân tộc.
Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã thức tỉnh các dân tộc bị áp
bức đứng lên giành độc lập dân tộc, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, từng
bước đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành qua các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tuy số lượng không đông nhưng đã sớm tiếp
thu được tinh thần yêu nước của dân tộc, lại bị ba tầng áp bức là đế quốc, địa chủ, và tư sản, nên đã tỏ rõ là một lực lượng kiên cường trong các cuộc
đấu tranh.
Nỗi nhục của người dân bị mất nước, bị áp bức bóc lột nặng nề của thực dân, đế quốc là một trong những nhân tố làm cho giai cấp công nhân Việt Nam từng bước có ý thức gắn liền với quyền lợi giai cấp, cuộc đấu tranh giành độc lập của cả dân tộc ta.
Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, sự áp bức của thực dân, đế quốc, phong kiến với quần chúng nhân dân lao động vô cùng tàn bạo, những phong trào đấu tranh theo xu hướng phong
kiến, tư sản đều bị thất bại, đã là mảnh đất tốt để tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Hồ Chí Minh viết: "Sự tàn bạo của chủ nghĩa
tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là
gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"1.
Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nhận
thức được tính tất yếu lịch sử: "Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức", do vậy, Người đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, đưa đến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam thoát
khỏi sự khủng hoảng về đường lối chính trị.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp hai sự nghiệp giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động. Đi theo ngọn cờ của Đảng, nhân dân
Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ đó để đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.