Những đặc điểm cơ bản và xu thế vận động của

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 75 - 79)

thời đại ngày nay

1. Nhữngđặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay

a)Đấu tranh giai cấp và dân tộc diễn ra gay gắt trên phạm vi thế giới

Cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản vẫn

diễn ra quyết liệt trên thế giới. Chủ nghĩa xã hội vẫn là đối trọng chính của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, các nước tư bản chủ nghĩa tìm mọi cách xoá bỏ chủ nghĩa

xã hội cả trên lý luận và trên thực tế. Giai cấp tư sản tìm nhiều biện pháp để

chia rẽ, phá hoại phong trào công nhân, bằng cách dành đặc quyền đặc lợi

cho đội ngũ công nhân có trình độ cao: "công nhân cổ cồn, công nhân áo

trắng".

Nguy cơ chiến tranh thế giới đã bị đẩy lùi, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo xảy ra gay go, quyết liệt và diễn biến phức tạp trên thế giới. Chạy đua

vũ trang, chủ nghĩa khủng bố đang gây ra hậu quả rất lớn làm tổn thất về người và của cho nhiều dân tộc.

b) Cách mạng khoa học và công nghệđang gây ra những thayđổi tolớn trên thế giới lớn trên thế giới

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra điều kiện nhanh chóng phát triển lực lượng sản xuất trên thế giới. Trung bình 10 - 15 năm của cải

nhân loại tăng gấp đôi, do vậy, nhìn chung mức sống của con người không ngừng được nâng cao.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những thay đổi

trong nhiều quan niệm của đời sống xã hội từ kinh tế tới chính trị, văn hoá,

v.v., đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu, nắm vững và thích ứng.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra xu hướng toàn

cầu hoá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế tới chính trị,

văn hoá, v.v.. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng;

khoảng cách sự phân hoá giàu nghèo giữa các nước ngày càng lớn.

c) Những vấnđề toàn cầuđòi hỏi sự hợp tác giải quyết của các quốc gia

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đang đứng trước những vấn đề có tính

toàn cầu, đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức quốc tế phải cùng nhau giải

quyết, không phân biệt chế độ xã hội, biên giới như: khoảng cách chênh

lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng tăng; sự gia tăng dân số cùng với các luồng dân di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên; môi trường sinh thái bị huỷ hoại; khí hậu trái

đất diễn biến ngày càng xấu, thay đổi thất thường kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các bệnh dịch lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều

hướng phát triển. Tất cả những điều đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, liên kết

giữa các quốc gia cùng nhau giải quyết .

d) Khu vực châu á - Thái Bình Dương đang là khu vực phát triển năngđộng, khả năng phát triển với tốc độ cao,đồng thời cũng đang tiềmẩn động, khả năng phát triển với tốc độ cao,đồng thời cũng đang tiềmẩn một số nhân tố có nguy cơ gây mấtổnđịnh

Khu vực này có khả năng phát triển với tốc độ cao, vì tài nguyên của khu vực chưa bị khai thác nhiều, giá lao động rẻ tạo điều kiện cho các nước trong khu vực thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài; thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới giúp cho các nước mở rộng giao lưu quốc tế, tranh thủ công nghệ hiện đại.

Song, trong khu vực luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định như những tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về biên giới, lãnh thổ, biển

đảo, tài nguyên giữa các nước; những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội ở

từng nước...

Tóm lại, tình hình thế giới hiện nay đang đan xen những yếu tố phức

tạp, phát triển và suy thoái, hợp tác và đấu tranh, ổn định và mất ổn định.

Tuy rằng, hiện nay sự vận động của thế giới diễn ra phức tạp như vậy, nhưng chúng ta cần phải thấy được những xu thế chủ yếu, trên cơ sở đó mà đề ra những đường lối chính sách cho đúng nhằm tranh thủ những thuận lợi, vượt

qua những thách thức để nhanh chóng đưa đất nước ta phát triển lâu bền.

2. Những xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay

a) Toàn cầu hoá

Cách mạng khoa học và công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó đang tạo cơ sở vật chất cho quá trình toàn cầu hoá, thúc đẩy sự chuyển

dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh

vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực đang bị các quốc gia phát triển và các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia chi phối. Toàn cầu hoá buộc các quốc gia chủ động xác định lộ trình hội nhập vào mọi mặt đời sống nhất là lĩnh vực kinh tế của thế giới.

b) Hoà bình, ổnđịnhđể cùng phát triển

Từ những hậu quả các cuộc chiến tranh trên thế giới, các quốc gia đều nhận thấy được tầm quan trọng của hoà bình, ổn định để phát triển. Trong thực tế không một nước nào có thể phát triển được trong hoàn cảnh có chiến tranh, do vậy, hoà bình đã trở thành nhu cầu bức xúc của các dân tộc

trên thế giới. Có hoà bình mới có điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư nước

ngoài, mới huy động được sức người, sức của trong nhân dân để phát triển

đất nước. Một khi kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao mức sống nhân dân, mới có điều kiện chăm lo tới y tế, giáo dục từ đó mới có sự ổn định và phát triển đất nước.

Phần lớn các nước trên thế giới đã dành những ưu tiên cho phát triển kinh tế, thông qua đó mà phát triển tiềm lực của mình, tạo điều kiện giữ gìn hoà bình trong nước và trên thế giới.

c) Gia tăng xu hướng liên kết, hợp tác giữa các quốc gia

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tạo ra xu hướng toàn cầu hoá trong các lĩnh vực. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không có sự hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Do vậy, hợp tác là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay.

Hình thức hợp tác quốc tế hiện nay rất đa dạng: hợp tác song phương, hợp tác khu vực, hợp tác quốc tế. Các tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Tổ chức thương mại thế giới, v.v. ngày càng tham gia nhiều vào đời sống kinh tế, đời sống chính trị của các nước.

Lĩnh vực hợp tác giữa các nước ngày càng đa dạng: hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, hợp tác thương mại, hợp tác nghiên cứu chinh phục vũ trụ và cả hợp tác chính trị.

d) Các dân tộc ngày càng nâng cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, của phong trào cách mạng trên thế giới, của phương tiện thông tin, các dân tộc ngày càng ý thức được những quyền lợi dân tộc cơ bản của mình như: quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển, v.v.. Mặt khác, các nước lớn, các nước giàu thường ỷ lại vào những thế mạnh về kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc lột về kinh tế thông qua quan hệ trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí tiến hành cả những cuộc chiến tranh xâm lược, lật đổ. Điều đó đã dẫn tới những cuộc đấu tranh của các nước dân tộc chủ nghĩa đòi quyền bình đẳng, đòi tôn trọng lợi ích quốc gia dân tộc của họ.

đ) Các nước xã hội chủ nghĩa, cácđảng cộng sản và công nhân kiên trì đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ và phát triển

Tình hình quốc tế hiện nay có những diễn biến phức tạp, nhưng phấn đấu cho hoà bình, ổn định, tiến bộ và phát triển vẫn là xu thế chung của nhân loại.

Hiện nay, tuy rằng chủ nghĩa xã hội đang gặp khó khăn rất lớn, đang phải đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa, cùng với các đảng cộng sản và công nhân quốc tế

vẫn là lực lượng đi đầu, là nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống lại những

thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình thế giới, phấn đấu cho sự phát triển và

tiến bộ của nhân loại.

e) Các nước có chế độ chính trị khác nhau vừa hợp tác vừađấu tranhcùng tồn tại trong hoà bình cùng tồn tại trong hoà bình

Các nước xã hội chủ nghĩa là những nước có nền kinh tế phát triển thấp, trình độ khoa học - công nghệ chưa phát triển, do vậy, cần tranh thủ

khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước tư bản phát triển để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, tăng năng lực cạnh tranh

của sản phẩm hàng hoá.

Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là lợi nhuận. Các nước tư bản

chủ nghĩa thấy được những tiềm năng to lớn về đầu tư, mở rộng buôn bán trong các nước xã hội chủ nghĩa. Cho nên, sự hợp tác giữa các nước xã hội

chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là tất yếu.

Song, sự đối lập về hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và giai cấp tư sản không hề giảm. Mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân vẫn là mâu thuẫn cơ bản nhất. Cho nên, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vừa hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu.

Thế giới hiện nay đang đồng thời tồn tại cả những thời cơ và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, những người cộng sản phải đi sâu nghiên cứu nắm bắt thời cơ, tranh thủ những thuận lợi để vượt qua những khó khăn, thách thức đưa cách mạng tiến lên.

Cuộc đấu tranh này vô cùng gay go phức tạp, đòi hỏi các đảng cộng sản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tự đổi mới, phải tiếp tục bổ sung, phát triển về mặt lý luận, đấu tranh khắc phục tình trạng yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý nhà nước để đưa cách mạng tiến lên.

Các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng tập hợp lực lượng, khắc phục những bất đồng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, kịp thời ngăn chặn những âm mưu hiếu chiến của những thế lực phản động quốc tế, thông qua đó mà phát huy ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân, đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và thực hiện thắng lợi mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản.

Muốn thực hiện được điều đó, các đảng cộng sản phải có đường lối cách mạng, có chiến lược, sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ sung phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin cho phù

hợp với thời đại ngày nay.

Câu hỏi thảo luận và ôn tập

1. Quan niệm về thời đại ngày nay và những giai đoạn của nó?

2. Phân tích tính chất và những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay? 3. Làm rõ những đặc điểm của thời đại ngày nay và xu thế phát triển của nó (chú ý quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề này)?

Chương VI

Xã hội xã hội chủ nghĩa

Có nhận thức khoa học về "xã hội xã hội chủ nghĩa" thì chúng ta mới có thể tìm ra những nội dung cụ thể, hình thức, bước đi và những điều kiện

cơ bản để xây dựng xã hội đó ở nước ta, theo những nấc thang phát triển từ

thấp đến cao. Muốn hiểu về “xã hội xã hội chủ nghĩa”, trước hết phải hiểu những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về "hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa”, vì ở trongđó có “xã hội xã hội chủ nghĩa”.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w