I. Bản chất, nguồn gốc và tính chất của tôn giáo 1 Bản chất và nguồn gốc của tôn giáo
c) Gia đình mới ở Việt Nam được xây dựng, trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc
bìnhđẳng, thương yêu, có trách nhiệm cùng chia sẻ, gánh vác công việc của các thành viênđể thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình và nghĩa vụ xã hội
Trong số các quan hệ giữa các thành viên gia đình, cần đề cập hai
quan hệ cơ bản nhất: quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ - các con. Việc hình thành và từng bước phát triển gia đình mới, cần đặc biệt chú ý đến
bình đẳng trong quan hệ vợ - chồng. Kết hợp nhiều giải pháp, biện pháp,
trong đó sự đồng bộ của việc đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục... góp phần quan trọng tạo ra và từng bước củng cố quan hệ bình đẳng vợ - chồng trong tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của gia đình cũng như tham gia các hoạt động xã hội.
Cùng với quan hệ vợ chồng, trong xây dựng gia đình mới cần chú ý
đến quan hệ cha, mẹ - con cái, quan hệ giữa anh, chị - em, quan hệ ông, bà - các cháu trong các gia đình nhiều thế hệ. Trong xây dựng các quan hệ này, sự tác động của xã hội đóng vai trò hết sức quan trọng, thông qua các
chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, tuyên
truyền vận động. Trong đó cần lưu ý là những tác động ấy sao cho trở
thành các nhân tố và điều kiện khách quan, bên ngoài cho quá trình thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình (chứ không thể và không được thay thế việc thực hiện các chức năng đó) và làm tốt trách nhiệm xã hội.