Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 122 - 125)

I. Dân tộc và hai xu hướng khách quan của sự phát triển các dân tộc

1. Khái niệm và những đặc trưng cơ bản của dân tộc

Cũng như nhiều hình thức cộng đồng khác, dân tộc là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.

ở phương Tây, dân tộc xuất hiện khi phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa được xác lập và thay thế vai trò của phương thức sản xuất phong

kiến. Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá đã làm cho các bộ tộc gắn bó với nhau. Nền kinh tế tự cấp, tự túc bị xoá bỏ, thị trường có tính chất địa phương nhỏ hẹp, khép kín được mở rộng thành thị trường dân tộc. Cùng với quá trình đó, sự phát triển đến mức độ chín muồi của các nhân tố ý thức, văn hoá, ngôn ngữ, sự ổn định của lãnh thổ chung đã làm cho dân tộc xuất hiện. Chỉ đến lúc đó tất cả lãnh địa của các nước phương Tây mới thực sự hợp nhất lại, tức là chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến và dân tộc được hình thành.

ở một số nước phương Đông, do tác động của hoàn cảnh mang tính đặc thù, đặc biệt do sự thúc đẩy của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, dân tộc đã hình thành trước khi chủ nghĩa tư bản được xác lập. Loại

hình dân tộc tiền tư bản đó xuất hiện trên cơ sở một nền văn hoá, một tâm

lý dân tộc đã phát triển đến độ tương đối chín muồi, nhưng lại dựa trên cơ sở một cộng đồng kinh tế tuy đã đạt tới một mức độ nhất định nhưng nhìn chung còn kém phát triển và còn ở trạng thái phân tán.

Cho đến nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được dùng phổ biến nhất:

Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của dân cư

cộng đồng đó.Theo nghĩa thứ nhất, dân tộc được hiểu như một tộc người

hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc. Với nghĩa hiểu này, Việt

Nam gồm 54 dân tộc hay 54 tộc người.

Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một

nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có

ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa thứ hai, dân tộc đồng nghĩa với quốc gia - dân tộc. Theo nghĩa này, có thể nói dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, v.v..

Với nghĩa thứ nhất, dân tộc là một bộ phận của quốc gia; với nghĩa thứ hai, dân tộc là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia dân tộc. Dưới giác độ môn học chủ nghĩa xã hội khoa học, dân tộc được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Tuy nhiên, chỉ khi đặt nó bên cạnh nghĩa thứ hai, trong mối liên hệ với nghĩa thứ hai thì sắc thái nội dung của nó mới bộc lộ đầy đủ.

Dân tộc thường được nhận biết thông qua những đặc trưng chủ yếu sau đây:

+ Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế. Đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Các mối quan hệ kinh tế là cơ sở liên kết các bộ phận, các thành viên của dân tộc, tạo nên nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc.

+ Có thể cư trú tập trung trên một vùng lãnh thổ của một quốc gia, hoặc cư trú đan xen với nhiều dân tộc anh em. Vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.

+ Có ngôn ngữ riêng và có thể có chữ viết riêng (trên cơ sở ngôn ngữ chung của quốc gia) làm công cụ giao tiếp trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, tình cảm...

+ Có nét tâm lý riêng (nét tâm lý dân tộc) biểu hiện kết tinh trong nền văn hoá dân tộc và tạo nên bản sắc riêng của nền văn hoá dân tộc, gắn bó với nền văn hoá của cả cộng đồng các dân tộc (quốc gia dân tộc).

Như vậy, cộng đồng người ổn định chỉ trở thành dân tộc khi có đủ các đặc trưng trên, các đặc trưng của dân tộc là một chỉnh thể gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời mỗi đặc trưng có một vị trí xác định. Sự tổng hợp các

đặc trưng nêu trên làm cho các cộng đồng dân tộc được đề cập ở

đây - về thực chất là một cộng đồng xã hội - tộc người, trong đó những

nhân tố tộc người đan kết, hoà quyện vào các nhân tố xã hội. Điều đó làm

cho khái niệm dân tộc khác với các khái niệm sắc tộc, chủng tộc - thường

chỉ căn cứ vào các đặc điểm tự nhiên, chẳng hạn màu da hay cấu tạo tự nhiên của các bộ phận trong cơ thể để phân loại cộng đồng người.

Nghiên cứu khái niệm và các đặc trưng của dân tộc cần thấy rằng: khái niệm dân tộc và khái niệm quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vì, dân tộc ra đời trong một quốc gia nhất định, thông thường thì những nhân tố hình thành dân tộc chín muồi không tách rời với sự chín muồi của những nhân tố hình thành quốc gia – chúng bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.

Nếu như cộng đồng thị tộc (trong xã hội nguyên thuỷ) mang tính thuần tuý tộc người, trong đó quan hệ huyết thống còn đóng vai trò chi phối tuyệt đối, thì ở cộng đồng bộ lạc và liên minh bộ lạc (xuất hiện vào cuối xã hội nguyên thuỷ) đã xuất hiện dưới dạng đầu tiên những thiết chế chính trị – xã hội, trong đó những quan hệ tộc người xen với những quan hệ chính trị – xã hội. Cộng đồng bộ tộc xuất hiện vào thời kỳ xã hội có sự phân chia rõ rệt hơn về giai cấp và sau đó là sự xuất hiện nhà nước – quốc gia. Từ đây, sự cố kết bộ tộc là nhân tố quan trọng trong sự hình thành và củng cố quốc gia; ngược lại, sự hình thành, củng cố quốc gia là điều kiện có ý nghĩa quyết định sự củng cố và phát triển của cộng đồng bộ tộc, là sự chuẩn bị quan trọng nhất để cộng đồng bộ tộc chuyển lên một hình thức cao hơn – tức là dân tộc.

Tính tộc người và tính chính trị - xã hội đó ghi đậm vào tâm trí của đông đảo dân cư ý thức gắn bó quyền lợi và nghĩa vụ của mình với dân tộc, với nhà nước, quốc gia. Tình cảm đối với dân tộc hoà nhập vào tình cảm đối với Tổ quốc và trở thành một trong những giá trị thiêng liêng, bền vững của nhiều thế hệ con người ở nhiều dân tộc, quốc gia. Tình cảm ấy xuất hiện và được củng cố trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài, trở thành nét truyền thống đặc sắc của các dân tộc, quốc gia đó.

Nhận thức vấn đề này không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Bởi vì, công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng và các quan hệ xã hội không thể thiếu nội dung cải tạo, xây dựng cộng đồng dân tộc và các mối

quan hệ dân tộc. Ngược lại, việc cải tạo, xây dựng cộng đồng dân tộc và

các mối quan hệ dân tộc không thể tách rời công cuộc cải tạo, xây dựng toàn diện xã hội mà trước hết là xây dựng chế độ chính trị - xã hội, xây dựng nhà nước theo con đường tiến bộ.

Dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện do kết quả của sự cải tạo, xây dựng từng bước cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ dân tộc theo các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đồng thời, dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ có thể xuất hiện do kết quả của công cuộc cải tạo, xây dựng toàn

diện các lĩnh vực của đời sống xã hội để từng bước củng cố chế độ xã hội

chủ nghĩa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, không nên xem nhẹ hoặc làm lu mờ những

nhân tố dân tộc tồn tại lâu dài trong một cộng đồng quốc gia gồm nhiều dân tộc. Nhân tố dân tộc đó được biểu hiện nổi bật nhất trong văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tâm lý và tình cảm; chúng hoà quyện

vào nhau tạo thành một thể thống nhất trong đa dạng về bản sắc dân tộc; là căn cứ chủ yếu để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Điều đó đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa trong khi hoạch định và thực hiện mọi chính

sách chung của quốc gia, cần chú ý đến tính đặc thù của cộng đồng gồm nhiều dân tộc, hơn nữa, cần có những chính sách riêng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng mang tính đặc thù của từng dân tộc.

2. Hai xu hướng của sự phát triển các dân tộc và biểu hiện của haixu hướng khách quan đó trong thờiđại ngày nay

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w