Phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 83 - 84)

I. Hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa 1 Khái niệm hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

3.Phân kỳ hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những luận điểm khoa học về phân kỳ các giai đoạn phát triển trong quá trình hình thành và hoàn thiện hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Có thể nêu khái quát các luận điểm cơ bản đó như sau:

a) Theo C. Mác và Ph. Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao hơn. Đó là:

- "Giaiđoạn thấp của xã hội cộng sản" (hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản"). Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" (hay "xã hội xã hội chủ nghĩa").

- "Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này Lênin và các đảng cộng sản gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa cộng sản" (hay xã hội cộng sản chủ nghĩa).

- "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và C. Mác gọi thời kỳ quá độ này bằng hình tượng: "những cơn đau đẻ kéo dài" để cho chủ nghĩa xã hội lọt lòng từ xã hội cũ mà ra...

b) V.I. Lênin cũng nêu lại cách diễn đạt hình tượng về quá trình ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà C. Mác và Ph.

Ăngghen đã nêu, đó là:

II. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa. III. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa 1 .

V.I. Lênin còn cụ thể hoá và phát triển thêm quan điểm phân kỳ hình

thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông gọi "giai đoạn thấp" là xã hội

xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội cộng sản

chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản); đặc biệt là phát triển lý luận về "thời

kỳ quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội"2 .

V.I. Lênin đã có quan điểm khoa học xuất phát từ thực tiễn lịch sử về

các kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ đặc biệt của các

nước đã qua chủ nghĩa tư bản ở mức trung bình. V.I. Lênin còn có nhiều quan điểm cụ thể về "quá độ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" của nhiều nước vốn từ nước nông nghiệp lạc hậu - các nước "tiền tư bản"... lên chủ nghĩa xã hội. Đó là kiểu quá độ "đặc biệt củađặc biệt" (tất nhiên là phải trải qua rất nhiều khó khăn, phức tạp, lâu dài, chủ yếu vì chưa qua "trường học dân chủ tư sản" và chưa có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại). Nhưng trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, thờiđại của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới thì hàng trăm nước đó vẫn có thể thực hiện kiểu quá độ "đặc biệt của đặc biệt" đó.

Những nước thuộc các kiểu "quá độ bỏ qua", đương nhiên phải có đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, có đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa; tận dụng được những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, của chủ nghĩa tư bản và của cả nhân loại để quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo V.I. Lênin, ở những nước này cần chú trọng khắc phục những biểu hiện của tính tiểu tư sản, tiểu nông trong đảng cộng sản, trong quần chúng; chống lại mọi kẻ thù phá hoại... để từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; phải trải qua và sử dụng rất nhiều "những bước quáđộ nhỏ", "những hình thức trung gian quáđộ", đan xen giữa "các thành phần", "các mảnh"... của cả chủ nghĩa tư bản lẫn của chủ nghĩa xã hội, v.v.. Do đó, ở các nước "quá độ bỏ qua" dù là "quá độ rút ngắn" thì cũng không thể chủ quan nóng vội, "đốt cháy giai đoạn"... mà phải vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan, những tiền đề và điều kiện cụ thể... để giành thắng lợi từng bước, trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.

Tóm lại, theo C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin, dù có sự phân kỳ như vậy, nhưng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩađã bắtđầu từ thời kỳ quáđộ chođến khi xây dựng xong giaiđoạn cao của xã hội cộng sản.

Và, dù là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản đã phát triển hay các kiểu quá

Một phần của tài liệu Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 83 - 84)