Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 38 - 39)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đP có nhiều công trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển chăn nuôi và các biện pháp khống chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

Rushton và các cộng sự (2004) đP có công trình nghiên cứu về ảnh h−ởng của dịch cúm gia cầm đến 5 quốc gia Đông Nam á. Trong nghiên cứu này, tác giả và cộng sự đP đề cập đến nhiều vấn đề và khẳng định chăn nuôi nhỏ lẻ hiện nay vẫn còn khá phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam á. Qua nghiên cứu, tác giả và cộng sự cũng khẳng định chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong các nông hộ vừa đạt hiệu quả thấp vừa là nguồn lây nhiễm dịch cúm rất nguy hiểm. Tác giả đP đ−a ra khuyến cáo: “Các quốc gia Đông Nam á cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ ngành hàng gia cầm theo h−ớng phát triển

chăn nuôi tập trung, gắn với chế biến công nghiệp và khi dịch cúm xảy ra thì biện pháp hiệu quả nhất vẫn là khoanh vùng dịch và thực hiện tiêu huỷ hoàn toàn đàn gia cầm trong vùng công bố nhiễm dịch” [13].

Taha, FA (2003) đP có công trình nghiên cứu về chăn nuôi gia cầm và những yêu cầu về thức ăn ở các quốc gia có thu nhập trung bình: Tr−ờng hợp nghiên cứu ở Ai Cập. Trong nghiên cứu này, tác giả đP khẳng định chăn nuôi gia cầm có vai trò khá quan trọng đối với một bộ phận nông dân ở các n−ớc có thu nhập trung bình. Tác giả cũng đP đ−a ra một số kết luận về vấn đề TĂCN, trong đó nổi bật nhất là kết luận về TĂCN gia cầm ở một số quốc gia có thu nhập trung bình ch−a đảm bảo chất l−ợng, trong thành phần thức ăn gia cầm ở một số n−ớc có hàm l−ợng Dioxin khá cao, v−ợt ng−ỡng cho phép, có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con ng−ời. Tác giả cũng đ−a ra khuyến cáo về việc các Chính phủ các n−ớc có thu nhập trung bình “cần có các biện pháp quản lý tốt hơn về chất l−ợng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y” [9]. Có nh− vậy thì sản phẩm sản xuất ra mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, điều mà toàn thể cộng đồng thế giới đang rất quan tâm.

Delquigny và các cộng sự (2004) có công trình nghiên cứu về tiến trình và ảnh h−ởng của dịch cúm gia cầm ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tác giả và cộng sự đP mô tả khá kỹ diễn biến phát triển dịch cúm gia cầm và tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam cũng nh− đối với ng−ời chăn nuôi. Tác giả cũng đP đánh giá cao về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam và coi Việt Nam là một quốc gia có nhiều thành công trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tác giả và cộng sự cũng đ−a ra những cảnh báo: “Nguy cơ lây nhiễm dịch cúm gia cầm ở Việt Nam là khá cao nếu không có các biện pháp hữu hiệu để hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ” [3].

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)