Hiệu quả chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 66 - 80)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.5 Hiệu quả chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Sản phẩm chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH gồm có thịt gà và thịt thuỷ cầm (vịt, ngan) nh−ng gà là loại gia cầm thịt chủ yếu, chiếm trên 87% tổng đàn và 88% sản l−ợng thịt. Chăn nuôi thuỷ cầm h−ớng trứng là chủ yếu còn chăn nuôi h−ớng thịt là thứ yếu, đó là sản phẩm chăn nuôi ngan thịt nhỏ lẻ và nuôi vịt thời vụ. Trên thực tế không có nhiều trang trại chăn nuôi ngan, vịt thịt th−ờng xuyên hoạt động quanh năm. Do vậy, đề tài luận văn tập trung nghiên cứu sâu về hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở ĐBSH.

Đối với ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông không có kiểm soát, mục tiêu chăn nuôi nhằm giải quyết thực phẩm gia đình là chính nên việc nghiên cứu hiệu quả ph−ơng thức chăn nuôi này không mang nhiều ý nghĩa. Do vậy, đề tài chỉ đi sâu phân tích hiệu quả 5 ph−ơng thức chăn nuôi gà còn lại gồm: (i). Chăn nuôi gà thịt nhỏ lẻ có kiểm soát; (ii). Chăn nuôi gà thịt tập trung, công nghiệp; (iii). Chăn nuôi gà thịt tập trung, bán công nghiệp; (iv).

Chăn nuôi gà thịt tập trung, trang thiết bị thô sơ; (v). Chăn nuôi gà thịt tập trung, bán chăn thả.

4.1.5.1. Hiệu quả chăn nuôi gà thịt theo các ph−ơng thức chăn nuôi

Qua các chỉ tiêu tính toán hiệu quả 1 chăn nuôi lứa gà thịt theo các ph−ơng thức chăn nuôi có thể rút ra một số kết luận:

+ Xét về giá trị gia tăng thì chăn nuôi gà thịt theo ph−ơng thức công nghiệp đạt cao nhất, thấp nhất là chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát. Tuy nhiên, nếu xét về thu nhập hỗn hợp thì ph−ơng thức chăn nuôi bán công nghiệp lại đạt cao nhất, thấp nhất vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát (bảng 13).

Bảng 4.4 Hiệu quả chăn nuôi 1 lứa gà thịt theo các ph−ơng thức

Ph−ơng thức chăn nuôi *

Chỉ tiêu ĐVT

1 2 3 4 5 6

1. Số lứa nuôi/năm Lứa 3,0 3,8 4,1 4,8 5,5 5,5 2. Số con/lứa Con 64,00 260,50 266,00 1098,00 1958,00 8000,00 3. CPTG (IC) 1000 đ 2826,88 9494,97 11560,21 30317,26 58676,37 13485,00 4. LĐ thu hút Công 23,85 61,50 60,13 187,80 155,42 157,20 + LĐ gia đình Công 23,85 61,50 60,13 140,00 110,00 109,20 + Lao động thuê Công 0,00 0,00 0,00 47,80 45,42 48,00 5. GO 1000 đ 3413,40 13663,18 13991,45 43092,05 72593,87 23613,00 6. VA 1000 đ 586,52 4168,21 2431,24 12774,79 13917,51 10128,00 7. MI 1000 đ 555,74 3572,50 1772,70 10451,16 9633,98 6523,00 8. TVA =VA/IC Lần 0,21 0,44 0,21 0,42 0,24 0,75 9. TLa =MI/La 1000 đ 23,30 58,09 29,48 74,65 87,58 59,73 10. TGO = GO/IC Lần 1,21 1,44 1,21 1,42 1,24 1,75 11. TMI = MI/IC Lần 0,20 0,20 0,15 0,34 0,16 0,48 * Ghi chú: (1). Chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát; (2). Chăn nuôi tập trung bán chăn thả; (3). Chăn nuôi tập trung trang thiết bị thô sơ; (4). Chăn nuôi trang trại bán công nghiệp; (5). Chăn nuôi trang trại công nghiệp; (6). Chăn nuôi trang trại công nghiệp theo hình thức gia công.

thức bán chăn thả đạt giá trị gia tăng và thu nhập cao hơn chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ.

+ Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động gia đình đạt cao nhất ở ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp, tiếp đến là chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi công nghiệp gia công, chăn nuôi tập trung bán chăn thả, thấp nhất vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát.

+ Xét về hiệu quả sử dụng vốn thì chăn nuôi gia công đạt hiệu quả, tiếp đến là ph−ơng thức chăn nuôi bán công nghiệp. Ph−ơng thức chăn nuôi đạt hiệu quả sử dụng vốn cao thứ 3 là chăn nuôi tập trung bán chăn thả, thấp nhất ở ph−ơng thức chăn nuôi tập trung, trang thiết bị thô sơ.

+ Hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở các tỉnh nghiên cứu liên quan chặt chẽ với bởi qui mô và ph−ơng thức chăn nuôi. Xét về thu nhập hỗn hợp đạt đ−ợc trong 1 năm, trong điều kiện bình th−ờng thì ph−ơng thức chăn nuôi công nghiệp đạt thu nhập cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi bán công nghiệp, chăn nuôi gia công, chăn nuôi tập trung bán chăn thả, chăn nuôi tập trung, trang thiết bị thô sơ và thấp nhất vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát.

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Thu nhập hỗn hợp (tr.đ/năm) PT 1 PT 2 PT 3 PT 4 PT 5 PT 6 Ph−ơng thức nuôi

+ Chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát tuy hiệu quả thấp nh−ng nó lại phù hợp với khả năng đầu t− hiện tại của đa số nông dân vùng ĐBSH. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch cúm gia cầm nên ph−ơng thức chăn nuôi này cần hạn chế phát triển trong t−ơng lai.

+ Chăn nuôi gà thịt tập trung, bán chăn thả đạt hiệu quả kinh tế khá cao nh−ng lại khó nhân ra diện rộng do đòi hỏi mặt bằng sản xuất khá lớn. Ph−ơng thức chăn nuôi này chỉ phù hợp với ng−ời chăn nuôi có điều kiện v−ờn rộng hoặc phát triển mô hình kinh tế VAC.

4.1.5.2. Hiệu quả chăn nuôi gà thịt nhỏ lẻ có kiểm soát phân theo qui mô

Qua tính toán hiệu quả chăn nuôi gà thịt ở các nông hộ theo ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát với 3 nhóm qui mô nói trên cho phép rút ra một số nhận xét nh− sau:

* Hiệu quả chăn nuôi gà nhỏ lẻ có kiểm soát đạt thấp. Mặc dù các giống gà đ−a vào chăn nuôi theo ph−ơng thức này đều là các giống gà có phẩm chất thịt ngon, đ−ợc thị tr−ờng −a chuộng, giá bán khá cao. Song, do chăn nuôi quảng canh, tận dụng nên thời gian nuôi khá dài (khoảng 118-120 ngày). Kết quả tính toán cho thấy các chỉ tiêu hiệu quả tính bình quân cho tất cả các hộ điều tra đều đạt thấp: TGO = GO/IC chỉ đạt 1,21 lần; TVA chỉ đạt 0,21 lần; TMI chỉ đạt 0,2 lần; MI chỉ đạt 55,74 nghìn đồng trên 1 lứa nuôi kéo dài khoảng 4 tháng; TLa chỉ đạt 23,3 nghìn đồng/công.

* Hiệu quả chăn nuôi gà thịt nhỏ lẻ có kiểm soát tỷ lệ thuận với qui mô chăn nuôi. Điều này đ−ợc minh chứng bởi các chỉ tiêu hiệu quả đều tăng dần theo qui mô:

- TGO của qui mô 20-<50 con/lứa chỉ đạt 1,16 lần, trong khi đó qui mô 50-<80 con/ lứa đạt 1,18 lần và qui mô 80-100 con/lứa đạt 1,25 lần.

- MI của nhóm có qui mô chăn nuôi 20-<50 con/lứa đạt 229,15 nghìn đồng/lứa, qui mô 50-<80 con/lứa đạt 514,67 nghìn đồng, gấp 2,24 lần qui mô 30-<50 con/lứa và qui mô 80-100 con/lứa đạt tới 907,68 nghìn đồng/lứa, gấp

- TVA ở qui mô 20-<50 con/lứa chỉ đạt 0,16 lần, trong khi đó qui mô 50-<80 con/lứa đạt 0,18 lần và qui mô 80-100 con/lứa đạt 0,25 lần.

- TLa ở qui mô 20-<50 con/lứa chỉ đạt 15,28 nghìn đồng/công, trong khi đó qui mô 50-<80 con/lứa đạt 24,51 nghìn đồng/công và qui mô 80-100 con/lứa đạt 25,93 nghìn đồng/công.

- TMI ở qui mô 20-<50 con/lứa chỉ đạt 0,15 lần, qui mô 50-<80 con/lứa đạt 0,17 lần và qui mô 80-100 con/lứa đạt 0,23 lần.

* Chăn nuôi gà thịt nhỏ lẻ có kiểm soát không tạo ra đ−ợc nhiều việc làm cho ng−ời lao động. Số liệu bảng 14 cho thấy, trong 1 lứa nuôi kéo dài 118-120 ngày, số ngày công lao động (qui đổi 8 giờ) ở qui mô 20-<50 con/lứa chỉ thu hút đ−ợc 15 ngày công, qui mô 50-<80 con/lứa chỉ thu hút đ−ợc 21 ngày công và qui mô 80-100 con/lứa cũng chỉ thu hút đ−ợc 35 ngày công.

Bảng 4.5 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt năm 2006 ở ĐBSH theo ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát phân theo qui mô chăn nuôi

Qui mô

TT Chỉ tiêu ĐVT

20-<50 50-<80 80-100 Bình quân

1 Số hộ điều tra Hộ 50 48 52 150

2 Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 1556,46 2997,05 3891,35 2826,88 3 Lao động gia đình (La) Công 15,00 21,00 35,00 23,85 4 Tổng thu (GO) 1000 đ 1804,99 3535,72 4847,03 3413,40 5 VA = GO-IC 1000 đ 248,53 538,67 955,68 586,52 6 MI = VA-A 1000 đ 229,15 514,67 907,68 555,74

7 TVA = VA/IC Lần 0,16 0,18 0,25 0,21

8 TLa = MI/La 1000 đ/công 15,28 24,51 25,93 23,30

9 TGO = GO/IC Lần 1,16 1,18 1,25 1,21

10 TMI = MI/IC Lần 0,15 0,17 0,23 0,20

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ nông dân ở Hà Nội, Hà Tây và Thái Bình

4.1.5.3 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt theo ph−ơng thức tập trung bán chăn thả

Chăn nuôi gà thịt tập trung bán chăn thả th−ờng đ−ợc áp dụng đối với các hộ nông dân có điều kiện về mặt bằng sản xuất. Hình thức chăn nuôi này

xuất hiện nhiều ở một số xP của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và một số huyện có địa hình trung du bán sơn địa của Hà Tây nh− Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì, Ch−ơng Mỹ. Tại Thái Bình cũng có một số mô hình nuôi gà thả v−ờn ở huyện Vũ Th−, huyện Quỳnh Phụ, huyện Thái Thuỵ…

Bảng 4.6 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt năm 2006 ở ĐBSH theo ph−ơng thức chăn nuôi tập trung bán chăn thả phân theo qui mô chăn nuôi

Qui mô

TT Chỉ tiêu ĐVT

100-<200 200-<400 >400 B. quân

1 Số hộ điều tra Hộ 7 4 3 14

2 Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 6434,78 9222,06 16999,28 9494,97 3 Công lao động Công 41,56 71,25 95,00 61,50 4 Tổng thu (GO) 1000 đ 7851,88 15145,48 25246,47 13663,18 5 VA = GO-IC 1000 đ 1417,10 5923,42 8247,20 4168,21 6 MI = VA-A 1000 đ 1082,75 5283,59 7100,48 3572,50

7 TVA = VA/IC Lần 0,22 0,64 0,49 0,44

8 TLa = MI/La 1000 đ/công 26,05 74,16 74,74 58,09

9 TGO = GO/IC Lần 1,22 1,64 1,49 1,44

10 TMI = MI/IC Lần 0,17 0,57 0,42 0,38

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra hộ nông dân ở Hà Nội, Hà Tây và Thái Bình

Từ kết quả xử lý số liệu điều tra 14 hộ chăn nuôi theo ph−ơng thức này ở Hà Nội (7 hộ), Hà Tây (5 hộ) và Thái Bình (2 hộ) cho phép rút ra một số nhận xét nh− sau:

* Chăn nuôi tập trung bán chăn thả đạt hiệu quả cao hơn chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát. Điều này đ−ợc thể hiện qua các chỉ tiêu: TGO đạt 1,44 lần, trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát chỉ đạt 1,21 lần; MI đạt 3,57 triệu đồng/lứa, trong khi đó MI của ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát chỉ đạt 555,74 nghìn đồng/lứa; TVA đạt 0,44 lần, trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát chỉ đạt 0,21 lần; TMI đạt 0,38 lần trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát chỉ đạt 0,2 lần; TLa đạt 58,09 nghìn đồng/công trong khi đó chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát chỉ đạt 23,3 nghìn đồng/công.

* Thu nhập hỗn hợp từ chăn nuôi 1 lứa gà thịt tập trung bán chăn thả cũng tỷ lệ thuận với qui mô chăn nuôi nh−ng hiệu quả vốn đầu t− chỉ đạt cao nhất ở qui mô 200-< 400 con/lứa. Cụ thể là:

- MI của qui mô 100-< 200 con/lứa đạt 1,08 triệu đồng/lứa nh−ng ở qui mô 200-<400 con/lứa đạt tới 5,28 triệu đồng và ở qui mô > 400con/lứa đạt tới 7,1 triệu đồng.

- TLa của qui mô 100-< 200 con/lứa đạt 26,05 nghìn đồng ở qui mô 200-<400 con/lứa đạt 74,16 nghìn đồng và ở qui mô >400 con/lứa đạt 74,74 nghìn đồng.

- TVA của qui mô 100-< 200 con/lứa đạt 0,22 lần, qui mô 200-<400 con/lứa đạt 0,64 lần nh−ng ở qui mô >400 con/lứa lại giảm xuống 0,49 lần.

- TGO của qui mô 100-< 200 con/lứa đạt 1,22 lần, qui mô 200-<400 con/lứa đạt 1,64 lần nh−ng ở qui mô > 400 con/lứa chỉ còn 1,49 lần.

- TMI của qui mô 100-< 200 con/lứa đạt 0,17 lần, qui mô 200-<400 con/lứa đạt tới 0,57 lần nh−ng ở qui mô >400 con/lứa chỉ còn 0,42 lần.

* Mặc dù qui mô chăn nuôi gà thịt tập trung bán chăn thả lớn hơn so với chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát nh−ng chăn nuôi theo ph−ơng thức này vẫn mang nặng tính tận dụng nên cũng không tạo ra đ−ợc nhiều việc làm. Số liệu bảng 15 cho thấy, trong suốt 1 lứa nuôi (khoảng 95-98 ngày), số ngày công lao động qui đổi thu hút đ−ợc ở qui mô 100-<200 con/lứa là 41,56 ngày công, qui mô 200-<400 con/lứa thu hút đ−ợc 71,25 ngày công và qui mô>400 con/lứa thu hút đ−ợc 95 ngày công, điều này có nghĩa là với qui mô>400 con/lứa chỉ có thể tạo ra việc làm th−ờng xuyên và đầy đủ cho 1 lao động.

Chăn nuôi tập trung bán chăn thả yêu cầu diện tích lớn, th−ờng đ−ợc kết hợp trong các v−ờn cây ăn quả, các mô hình kinh tế VAC nên ph−ơng thức chăn nuôi này khó phát triển mở rộng. Nếu ph−ơng thức chăn nuôi này đ−ợc phát triển trong khu dân c− thì nguy cơ lây nhiễm bệnh từ gia cầm sang ga cầm và từ gia cầm sang ng−ời là rất cao. Đây cũng là nguồn lây nhiễm dịch cúm nguy hiểm, không kém gì chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát.

4.1.5.4 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt tập trung, trang thiết bị thô sơ

Để nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi gà theo ph−ơng thức này, đề tài đP tiến hành điều tra sâu 15 hộ nông dân, trong đó Hà Nội điều tra 5 hộ tại huyện Sóc Sơn, Hà Tây điều tra 5 hộ tại huyện Ch−ơng Mỹ và huyện Phú Xuyên; Thái Bình điều tra 5 hộ tại huyện Vũ Th− và Thái Thuỵ. Từ các số liệu tính toán hiệu quả chăn nuôi gà ở bảng 16 có thể rút ra một số kết luận sau:

* Hiệu quả của chăn nuôi gà tập trung với trang thiết bị thô sơ thấp hơn chăn nuôi tập trung bán chăn thả. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chăn nuôi của ph−ơng thức này nh− sau: TGO chỉ đạt 1,21 lần, trong khi đó chăn nuôi tập trung bán chăn thả đạt 1,44 lần; MI đạt 1,77 triệu đồng, trong khi đó chăn nuôi tập trung bán chăn thả đạt 3,57 triệu đồng; TVA đạt 0,21 lần, trong khi đó chăn nuôi tập trung bán chăn thả đạt 0,44 lần; TMI đạt 0,15 lần, trong khi đó chăn nuôi tập trung bán chăn thả đạt 0,38 lần; TLa đạt 29,48 nghìn đồng, trong khi đó chăn nuôi tập trung bán chăn thả 58,09 nghìn đồng.

* Hiệu quả chăn nuôi gà thịt tập trung với trang thiết bị thô sơ cũng tỷ lệ thuận với qui mô. Nhận định này đ−ợc minh chứng thông qua các chỉ tiêu:

- TGO của nhóm có qui mô 100-<200 con/lứa chỉ đạt 1,15 lần, qui mô 200-<400 con/ lứa đạt 1,21 lần và qui mô > 400 con/lứa đạt 1,28 lần.

- MI của nhóm có qui mô 100-<200 con/lứa đạt 696 nghìn đồng/lứa, qui mô 200-<400 con/lứa đạt 1,93 triệu đồng và qui mô >400 con/lứa đạt 4,02 triệu đồng.

- TVA ở qui mô 100-<200 con/lứa chỉ đạt 0,15 lần, qui mô 200-<400 con/lứa đạt 0,21 lần và ở qui mô >400 con/lứa đạt 0,28 lần.

- TLa ở qui mô 100-<200 con/lứa chỉ đạt 15,82 nghìn đồng, trong khi đó qui mô 200-<400 con/lứa đạt 29,24 nghìn đồng/công và qui mô >400 con/lứa đạt 45,72 nghìn đồng/công.

- TMI ở qui mô 100-<200 con/lứa chỉ đạt 0,09 lần, qui mô 200-<400 con/lứa đạt 0,15 lần và qui mô >400 con/lứa đạt 0,22 lần.

Bảng 4.7 Hiệu quả chăn nuôi gà thịt năm 2006 ở ĐBSH theo ph−ơng thức chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ phân theo qui mô chăn nuôi

Qui mô

TT Chỉ tiêu ĐVT

100-<200 200-<400 >400 B. quân

1 Số hộ điều tra Hộ 7 5 3 15

2 Chi phí trung gian (IC) 1000 đ 8036,99 12659,12 17949,53 11560,21 3 LĐ gia đình (La) Công 44,00 66,00 88,00 60,13 4 Tổng thu (GO) 1000 đ 9253,25 15258,64 22935,27 13991,45 5 VA = GO-IC 1000 đ 1216,26 2599,52 4985,74 2431,24 6 MI = VA-A 1000 đ 696,26 1929,52 4023,02 1772,70

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)