Các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 97 - 122)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.3Các giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, đề tài đề xuất 4 nhóm giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH trong giai đoạn tới gồm: (i). Nhóm các giải pháp về tổ chức-quản lý; (ii). Nhóm các giải pháp về khoa học-kỹ thuật; (iii). Nhóm các giải pháp phát triển và bảo vệ thị tr−ờng tiêu thụ; (iv). Nhóm các giải pháp về chính sách vĩ mô.

4.4.3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức-quản lý a. Dự kiến qui mô tổng đàn và sản l−ợng

Diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm từ năm 2003 đến nay đP tác động rất lớn đến sự phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH. Giai đoạn 2000- 2002, khi dịch cúm gia cầm ch−a xuất hiện, tốc độ phát triển tổng đàn gia cầm ở vùng ĐBSH đạt 6,5%. Tuy nhiên, kể từ khi n−ớc ta phát hiện dịch cúm gia cầm (năm 2003) thì tổng đàn gia cầm thịt ở ĐBSH giai đoạn 2002-2006 đP giảm 0,55%/năm.

Công tác kiểm soát, phòng trừ và hạn chế lây lan của dịch cúm gia cầm ở vùng ĐBSH nói riêng là khá tốt, đ−ợc cộng đồng thế giới ghi nhận là đạt đ−ợc nhiều kết quả tích cực. Hiện tại, Chính phủ và các Bộ, Ngành và các địa ph−ơng trong vùng ĐBSH đP ban hành nhiều chủ tr−ơng, chính sách cụ thể nhằm chủ động phòng chống, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Với những nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà n−ớc, chính quyền các địa ph−ơng và nhận thức của ng−ời sản xuất đ−ợc nâng cao hơn trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, có thể nhận định rằng trong giai đoạn tới tác động của dịch cúm đến phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH sẽ không lớn nh− giai đoạn 2003-2006.

Mặt khác, kể từ khi dịch cúm xuất hiện đến nay, ph−ơng thức chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH có sự thay đổi khá mạnh mẽ theo h−ớng giảm bớt chăn nuôi nhỏ lẻ và phát triển các hình thức chăn nuôi tập trung. Kết quả khảo sát tại các xP điều tra và các hội nghị trao đổi với lPnh đạo địa ph−ơng cũng nh− những ng−ời chăn nuôi đều cho thấy trong giai đoạn tới, chăn nuôi gia cầm ở ĐBSH chắc chắn sẽ tiếp tục chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo các mô hình gia trại, trang trại.

Trong báo cáo tổng kết ngành chăn nuôi Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch phát triển đến năm 2015 đP dự báo chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 sẽ tăng với tốc độ 4,68%/năm, trong đó đàn gà tăng 7,81%/năm và đàn thuỷ cầm tiếp tục giảm với tốc độ 5,34%/năm.

Tổng hợp số liệu về kế hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm ở 11 tỉnh vùng ĐBSH, căn cứ các dự báo về khả năng kiểm soát dịch bệnh và sự phát triển của hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất, đề tài dự báo đ−ợc tốc độ phát triển tổng đàn gia cầm thịt ở vùng ĐBSH giai đoạn 2006-2010 là 5,33%/năm, trong đó đàn gà tăng 7,68%/năm, đàn thuỷ cầm giảm 1,4%/năm.

Nh− vậy, tổng đàn gia cầm thịt ở ĐBSH đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt 71,87 triệu con, trong đó gà có 56,19 triệu con, tăng 14,39 triệu con so với năm 2006 thuỷ cầm có 15,68 triệu con, giảm 0,91 triệu con so với năm 2006.

Với qui mô tổng đàn nh− trên, sản l−ợng thịt gia cầm toàn vùng đến năm 2010 đạt 207,29 nghìn tấn, tốc độ tăng 10,54%/năm, trong đó sản l−ợng thịt gà đạt 190,64 nghìn tấn, tốc độ tăng 11,84%, sản l−ợng thịt thuỷ cầm sẽ giảm xuống còn 16,65 nghìn tấn, tốc độ giảm 0,52%/năm.

Bảng 4.13 Dự kiến qui mô tổng đàn và sản l−ợng thịt gia cầm vùng ĐBSH

TT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 Nhịp tăng(%/năm)

I Tổng đàn Tr.con 58,39 61,07 61,53 67,12 71,87 5,33 1 Gà Tr.con 41,8 45,16 45,88 51,4 56,19 7,68 2 Thuỷ cầm Tr.con 16,59 15,91 15,65 15,72 15,68 -1,40 II Sản l−ợng 1000 tấn 138,85 155,27 160,64 185,80 207,29 10,54 1 Gà 1000 tấn 121,85 138,74 144,28 169,19 190,64 11,84 2 Thuỷ cầm 1000 tấn 17,00 16,53 16,36 16,61 16,65 -0,52

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Chăn nuôi và các tỉnh vùng ĐBSH

Số liệu tính toán ở bảng 22 cho thấy chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục tăng tr−ởng cả về qui mô tổng đàn và sản l−ợng thịt. Trong giai đoạn tới, ĐBSH vẫn là 1 trong 2 vùng trọng điểm chăn nuôi gia cầm lớn nhất của Việt Nam, xu thế này là tất yếu vì chăn nuôi gia cầm là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ĐBSH, phát triển chăn nuôi gia cầm thịt là giải pháp quan trọng tạo ra việc làm, thu nhập và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng này.

b. Chuyển đổi ph−ơng thức chăn nuôi gia cầm thịt

Để đạt đ−ợc qui mô tổng đàn và sản l−ợng nh− trên, ph−ơng thức chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH cần phải chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi nhỏ lẻ là phổ biến sang chăn nuôi tập trung theo ph−ơng thức công nghiệp và bán công nghiệp. Trong cơ cấu tổng đàn, dự kiến đàn gà sẽ tăng tỷ trọng lên 78,18%, đàn thuỷ cầm sẽ giảm tỷ trọng xuống còn 21,82% vào năm 2010.

61,12% tổng đàn gà năm 2006 xuống chỉ còn 28,06% vào năm 2010; Chăn nuôi bán công nghiệp tăng từ 27,73% năm 2006 lên 42,07% vào năm 2010; Chăn nuôi công nghiệp sẽ tăng tỷ trọng từ 11,5% năm 2006 lên 29,87% vào năm 2010. T−ơng tự nh− vậy, chăn nuôi thuỷ cầm nhỏ lẻ giảm từ 23,2% tổng đàn thuỷ cầm năm 2006 xuống còn 20,49% vào năm 2010; Chăn nuôi bán công nghiệp giảm từ 51,08% năm 2006 xuống còn 44,06% vào năm 2010, chăn nuôi công nghiệp tăng từ 25,72% năm 2006 lên 35,45% vào năm 2010.

Bảng 4.14 Dự kiến cơ cấu tổng đàn gia cầm thịt theo các ph−ơng thức nuôi ĐVT:%

TT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng đàn 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1 Đàn gà 71,59 73,95 74,57 76,58 78,18

1.1 Chăn nuôi nhỏ lẻ 61,12 50,00 45,00 34,98 28,06

1.2 Chăn nuôi bán công nghiệp 27,73 35,03 37,00 40,00 42,07

1.3 Chăn nuôi công nghiệp 11,15 14,97 18,00 25,02 29,87

2 Thuỷ cầm 28,41 26,05 25,43 23,42 21,82

2.1 Chăn nuôi nhỏ lẻ 23,20 21,46 21,37 20,44 20,49

2.2 Chăn nuôi bán công nghiệp 51,08 49,81 47,84 45,89 44,06

2.3 Chăn nuôi công nghiệp 25,72 28,74 30,78 33,67 35,45

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Cục Chăn nuôi và các tỉnh ĐBSH

Để chuyển đổi ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần tập trung vào các biện pháp trọng tâm sau:

* Qui hoạch đất phát triển chăn nuôi tập trung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác qui hoạch phải đi tr−ớc một b−ớc và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trang trại, doanh nghiệp thuê đất lâu dài xây dựng các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp. Chỉ có qui hoạch đ−ợc các khu chăn nuôi gia cầm thịt tập trung, công nghiệp mới có thể

hình thành đ−ợc các vùng sản xuất hàng hoá tập trung và thuận tiện cho việc ứng dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất l−ợng và hiệu quả, đồng thời quản lý, ngăn ngừa có hiệu quả sự lây nhiễm của dịch cúm gia cầm.

Các địa ph−ơng cần tiến hành rà soát lại qui hoạch đất đai, xây dựng ph−ơng án dành đất xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, xây dựng ph−ơng án chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ph−ơng án đền bù, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để giao hoặc cho thuê đối với tổ chức, cá nhân có nguyện vọng đầu t− phát triển chăn nuôi gia cầm thịt tại địa ph−ơng mình. Các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi kết hợp với giết mổ, chế biến công nghiệp đ−ợc thụ h−ởng các chính sách −u tiên về thuê đất sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu và các chính sách hỗ trợ khác.

Để qui hoạch thành công các khu chăn nuôi tập trung cần đ−ợc sự hỗ trợ của Nhà n−ớc trong việc giải phóng mặt bằng và đầu t− xây dựng một số công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất chủ yếu nh−: Hệ thống cung ứng điện cho sản xuất; Hệ thống cung cấp n−ớc; Hệ thống giao thông...

Tăng c−ờng công tác thông tin tuyên truyền để ng−ời chăn nuôi nhận thức đầy đủ về tác hại của dịch cúm gia cầm và nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Chỉ khi nào ng−ời dân nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của họ với cộng đồng thì họ mới tự nguyện chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung hoặc chuyển sang nghề khác.

* Phát triển vùng nguyên liệu CBTĂCN:Theo dự kiến về qui mô tổng đàn gia cầm và cơ cấu các ph−ơng thức chăn nuôi đP nêu trên, nhu cầu về TĂCN chế biến công nghiệp cho chăn nuôi gia cầm theo công nghiệp và bán công nghiệp năm 2007 khoảng 225 nghìn tấn, năm 2008 khoảng 275 nghìn tấn, năm 2009 khoảng 315 nghìn tấn và năm 2010 khoảng 350 nghìn tấn.

Hiện nay vùng ĐBSH đang có mặt 110 doanh nghiệp CBTĂCN trong đó có 8 doanh nghiệp 100% vốn n−ớc ngoài, 4 doanh nghiệp liên doanh và 98

nhiên, sản l−ợng TĂCN chế biến trong vùng đến nay mới đạt đ−ợc 580 nghìn tấn trong đó có khoảng 25% thức ăn cho gia cầm (khoảng 145 nghìn tấn). Điều này cho thấy ĐBSH đang đứng tr−ớc khó khăn về sự thiếu hụt thức ăn cho chăn nuôi gia cầm theo ph−ơng thức công nghiệp và bán công nghiệp.

Nguyên liệu quan trọng nhất để chế biến TĂCN là ngô và đậu t−ơng nh−ng hiện nay tổng sản l−ợng ngô và đậu t−ơng sản xuất ở ĐBSH mới chỉ bằng 13,7% tổng công suất CBTĂCN tức là nguồn nguyên liệu sản xuất tại ĐBSH mới chỉ đảm bảo cho chế biến đ−ợc khoảng 240 nghìn tấn TĂCN, còn lại là nguồn nguyên liệu từ các vùng khác chuyển về hoặc nhập khẩu nên giá thành TĂCN khá cao.

Để phát triển chăn nuôi gia cầm ở vùng ĐBSH trong giai đoạn tới, việc tổ chức sản xuất nguyên liệu CBTĂCN trong vùng rất quan trọng. Do vậy, ĐBSH cần phải có qui hoạch vùng sản xuất nguyên liệu CBTĂCN tập trung, chủ yếu là trồng ngô và đậu t−ơng bằng các giống có năng suất, chất l−ợng cao, giá thành rẻ để giảm giá thành TĂCN.

Gần nh− tỉnh nào cũng có nhà máy CBTĂCN, chỉ khác nhau về công nghệ và công suất chế biến. Do vậy tại các tỉnh đều cần phải khuyến khích nông dân phát triển trồng ngô, trồng đậu t−ơng để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy CBTĂCN. Song song với việc phát triển sản xuất nguyên liệu CBTĂCN cần phải tìm mọi biện pháp phát huy tiềm năng sẵn có trong n−ớc để khai thác, chế biến một số thức ăn bổ sung nh−: Sản xuất vitamin, khoáng, các chất phụ gia sinh hoá học... để giảm tỷ lệ nhập khẩu các mặt hàng này, có nh− vậy mới có thể hạ đ−ợc giá thành TĂCN chế biến công nghiệp.

c. Lựa chọn ph−ơng thức chăn nuôi phù hợp với khả năng đầu t− và điều kiện của từng tiểu vùng

Có thể khẳng định trong giai đoạn tới, ở ĐBSH cả 5 ph−ơng thức chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát; chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ; chăn nuôi tập trung bán chăn thả; chăn nuôi tập trung bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp vẫn cùng tồn tại. Tuy nhiên, ba ph−ơng thức:

Chăn nuôi tập trung bán chăn thả; chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp sẽ là các ph−ơng thức chăn nuôi chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn về tổng đàn và sản l−ợng thịt. Nh− vậy, trong giải pháp về tổ chức sản xuất cần phải có sự lựa chọn các ph−ơng thức chăn nuôi phù hợp với khả năng đầu t− của ng−ời chăn nuôi và các điều kiện cụ thể ở từng tiểu vùng.

* Đối với ph−ơng thức chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát: Ph−ơng thức chăn nuôi này chỉ nên phát triển đối với đàn gà ở các vùng nông thôn ở xa khu đông dân c−, có thể kiểm soát dịch bệnh và kiểm soát l−u thông gia cầm thuận lợi. Các giống gà sử dụng cho ph−ơng thức chăn nuôi này nên lựa chọn cácgống gà bản địa có chất l−ợng thịt thơm ngon nh− gà Ri, gà Hồ, gà Đông Tảo và cũng chỉ nên khuyến cáo nông dân chăn nuôi để cung cấp cho ng−ời tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ph−ơng thức chăn nuôi này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm nên cần đ−ợc quản lý, giám sát dịch bệnh chặt chẽ, tiêm phòng vắcxin đầy đủ.

Chăn nuôi thuỷ cầm không nên phát triển theo ph−ơng thức chăn nuôi này vì ph−ơng thức chăn nuôi này sẽ phân tán trong khu dân c−, việc lây nhiễm dịch cúm qua nguồn n−ớc rất khó kiểm soát.

* Đối với ph−ơng thức chăn nuôi tập trung bán chăn thả: Ph−ơng thức chăn nuôi này nên đ−ợc áp dụng cho các địa ph−ơng có điều kiện đất đai rộng, tốt nhất là phát triển chăn nuôi kết hợp trong các v−ờn cây lâu năm hoặc trong các mô hình kinh tế VAC. Giống gia cầm thịt phổ biến cho ph−ơng thức chăn nuôi này là các giống gà bản địa hoặc các giống gà Trung Quốc nh− gà Tam Hoàng, gà L−ơng Ph−ợng. Chăn nuôi vịt, ngan thịt nên đ−ợc bố trí trong các trang trại chuyển đổi ở các vùng đất trũng, xa khu dân c− theo mô hình kinh doanh tổng hợp Cá + Vịt hay Lúa + Cá + Vịt.

* Đối với ph−ơng thức chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ: Ph−ơng thức chăn nuôi này cũng chỉ nên phát triển trong các hộ nông dân có điều kiện phát triển chăn nuôi nh−ng ch−a đủ tiềm lực phát triển theo mô hình

biến cho ph−ơng thức chăn nuôi này nên là các giống gà Trung Quốc có tầm vóc lớn hơn gà bản địa nh− gà Tam Hoàng, gà L−ơng Ph−ợng hoặc các giống ngan, vịt lai.

* Đối với ph−ơng thức chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp: Hai ph−ơng thức này th−ờng có qui mô chăn nuôi khá lớn nên phát triển theo các mô hình trang trại hoặc doanh nghiệp và đ−ợc phát triển ở các khu chăn nuôi tập trung, xa khu dân c−, làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, các cơ sở giết mổ tập trung. Các giống gia cầm thịt đ−a vào chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là các giống gà, vịt, ngan siêu thịt nhập nội.

Các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp phải đ−ợc trang bị các dây chuyền chế biến, giết mổ hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và phải xây dựng đ−ợc hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại các siêu thị, các cửa hàng ở các khu dân c− đông dân hoặc thông qua các hợp đồng với các nhà hàng, khách sạn.

Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp nên phát triển tập trung ở các địa ph−ơng có các nhà máy chế biến TĂCN hiện đại, có hệ thống dịch vụ thú y tốt và gần các thị tr−ờng lớn. Tại các địa ph−ơng có các công ty chăn nuôi và thức ăn gia súc lớn nh− ở Hà Tây, H−ng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng cần khuyến khích các doanh nghiệp CBTĂCN phát triển hình thức chăn nuôi gia công để gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Để mở rộng phát triển chăn nuôi gia công, Nhà n−ớc cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ và thoả đáng cho cả ng−ời chăn nuôi và các doanh nghiệp CBTĂCN. Đối với ng−ời chăn nuôi, Nhà n−ớc có các biện pháp, chính sách hỗ trợ tạo mặt bằng sản xuất, cải tiến chính sách tín dụng để họ có thể tiếp cận thuận lợi với nguồn vốn tín dụng và vay đ−ợc đủ l−ợng vốn đầu t− xây dựng chuồng trại và mua sắm trang thiết bị đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đối với doanh nghiệp, Nhà n−ớc cần có các chính sách khuyến khích về mặt bằng sản xuất,

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 97 - 122)