Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 39 - 42)

2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Trong n−ớc cũng có nhiều tác giả có các nghiên cứu về kỹ thuật và thể chế, chính sách phát triển chăn nuôi gia cầm thịt.

Nguyễn Trọng Kh−ơng (2005) đP có đề tài nghiên cứu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn và gà trong nông hộ và trang trại. Trong nghiên cứu này, tác

sản xuất hàng hoá ở vùng ĐBSH. Qua nghiên cứu, tác giả đP rút ra kết luận: “Chăn nuôi gà trong các nông hộ và trang trại có tính kinh tế nhờ qui mô. Tuy nhiên, do thị tr−ờng các yếu tố đầu vào diễn biến phức tạp, nhất là giá thức ăn chăn nuôi và giá thuốc thú y diễn biến theo chiều h−ớng tăng cao trong những năm gần đây đP làm cho hiệu quả chăn nuôi gà trong các nông hộ và trang trại có xu h−ớng bị giảm sút” [5].

Nghiên cứu tổng quan ngành hàng chăn nuôi Việt Nam, các tác giả: Trần Công Thắng, Đinh Xuân Tùng, Vũ Trọng Bình (2004) đP nêu lên bức tranh tổng quát về ngành hàng chăn nuôi Việt Nam, trong đó có chăn nuôi gia cầm thịt. Trong nghiên cứu này, các tác giả đP tính toán đ−ợc hệ số co giPn cầu về thịt gia cầm theo giá và theo thu nhập, qua đó các tác giả đP rút ra kết luận: “Thị tr−ờng tiêu thụ thịt gia cầm ở Việt Nam còn rất lớn, tuy nhiên khi thu nhập tăng lên thì mức tăng cầu về thịt gia cầm ở khu vực thành thị sẽ thấp hơn ở khu vực nông thôn”.

Nghiên cứu đề tài khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu giải pháp và đề xuất mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ để dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” (năm 2005) tác giả Nguyễn Đình Chính và các cộng sự đP rút ra kết luận: “Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn theo h−ớng nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi cần phải đẩy mạnh chăn nuôi gia cầm trên cơ sở phát triển các mô hình kinh tế trang trại và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học-kỹ thuật và công nghệ để phát triển chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp”. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng: “Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm chỉ đạt hiệu quả cao và rõ ràng ở qui mô phù hợp còn đối với chăn nuôi nhỏ lẻ thì việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả rất thấp” [23].

Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát đP có nhiều nghiên cứu về giải pháp phát triển chăn nuôi và hạn chế sự lây lan của dịch gia cầm nh−: Tác giả Trần Công Xuân (2006) với các bài viết “Làm gì để khôi phục đàn gia cầm”, “Đổi mới hệ thống chăn nuôi và giết mổ gia cầm tập trung, công nghiệp”; tác giả Trần Bạch Đằng (2006) với bài viết “Nâng dân trí trong phòng chống dịch cúm gia cầm”; tác giả Trần Công Thắng (2004) với công

trình nghiên cứu “Tác động của tự do hóa th−ơng mại đến ngành chăn nuôi Việt Nam”; tác giả Nguyễn Tiến Mạnh (2007) với chuyên đề “ Những giải pháp chủ yếu để phát triển ngành hàng gia cầm trong sự đe doạ của dịch cúm gia cầm”; tác giả Nguyễn Thiện với bài viết “Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm qui mô vừa và nhỏ”; tác giả Đinh Xuân Tùng (2005) với công trình nghiên cứu “Sản xuất gia cầm quy mô hộ gia đình ở Việt Nam - Đặc điểm kênh phân phối và chiến l−ợc phát triển”… và nhiều công trình nghiên cứu khác. Trong mỗi công trình nghiên cứu, các tác giả tập trung làm rõ các khía cạnh khác nhau về các biện pháp phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam trong bối cảnh dịch cúm gia cầm luôn đe doạ bùng phát. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định trong giai đoạn tới, để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng gia cầm thì Việt Nam cần hạn chế phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung gắn với giết mổ và chế biến công nghiệp.

Tuy nhiên, việc hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ không phải là vấn đề không mấy dễ dàng. Trong bài viết “Chuyển đổi 8 triệu hộ chăn nuôi nhỏ: Không dễ”, tác giả Minh Lê (2006) đP khẳng định: “Việc chuyển đổi các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ ở Việt Nam là rất khó khăn, đòi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp và một cơ chế chính sách đồng bộ, hiệu quả”.

Tóm lại, trên thế giới và trong n−ớc đP có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả các nghiên cứu kỹ thuật, các nghiên cứu về thị tr−ờng và nghiên cứu về thể chế, chính sách. Đặc biệt, từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng ra tất cả các châu lục trên thế giới thì các nghiên cứu về giải pháp phát triển chăn nuôi và hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm đ−ợc cả cộng đồng thế giới quan tâm.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 39 - 42)