Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 91 - 93)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1 Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH

Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi gia cầm ở ĐBSH trong những năm gần đây có thể rút ra một số kết luận:

ngành sản xuất không thể thiếu trong hệ thống nông nghiệp vùng ĐBSH. Chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH ngoài việc đáp ứng thịt gia cầm cho nhu cầu tiêu dùng nội vùng còn góp phần cung cấp thực phẩm cho các vùng lân cận. Do vậy, nếu chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH bị giảm sút không những sẽ gây ra những tác động bất lợi đến thị tr−ờng thịt gia cầm của vùng mà còn ảnh h−ởng bất lợi đến thị tr−ờng thịt gia cầm ở các vùng lân cận.

+ Trong chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH, vật nuôi chủ yếu là gà, vịt, ngan, trong đó gà chiếm tỷ trọng rất lớn. Chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH đ−ợc phát triển ở tất cả các tỉnh trong vùng nh−ng từ khi xuất hiện dịch cúm thì qui mô tổng đàn ở các thành phố lớn trong vùng có xu thế giảm đi.

+ Chăn nuôi gia cầm ở ĐBSH đ−ợc chia thành 2 nhóm: Chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn các hộ nông dân. Tuy nhiên, 3 năm gần đây chăn nuôi nhỏ lẻ có xu thế giảm đi do ảnh h−ởng của dịch cúm gia cầm. Đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gia cầm ở vùng ĐBSH theo h−ớng phát triển chăn nuôi tập trung với các ph−ơng thức chăn nuôi tiên tiến để hình thành vùng hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao và kiểm soát có hiệu quả sự bùng phát và lây lan của dịch cúm gia cầm.

+ ĐBSH hiện có 5 ph−ơng thức chăn nuôi chính là: Chăn nuôi nhỏ lẻ có kiểm soát, chăn nuôi tập trung bán chăn thả; chăn nuôi tập trung trang thiết bị thô sơ, chăn nuôi tập trung bán công nghiệp và chăn nuôi tập trung công nghiệp. Hiệu quả chăn nuôi gia cầm thịt có sự khác biệt giữa các ph−ơng thức chăn nuôi và liên quan chặt chẽ với qui mô chăn nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ và chăn nuôi tập trung với trang thiết bị thô sơ đạt hiệu quả thấp nhất, tiếp đến là chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Chăn nuôi gia cầm thịt công nghiệp theo hình thức gia công cho các doanh nghiệp nên đ−ợc nhân rộng vì chăn nuôi theo ph−ơng thức này gắn kết chặt chẽ giữa ng−ời chăn nuôi với các cơ sở CBTĂCN, tạo ra thị tr−ờng ổn định và mang lại hiệu quả khá cao cho ng−ời chăn nuôi.

+ Mặc dù giai đoạn 2003-2006 dịch cúm gia cầm ở ĐBSH biến động khá phức tạp làm cho tổng đàn gia cầm thịt của vùng có xu h−ớng giảm nh−ng tổng sản l−ợng thịt sản xuất vẫn tăng đ−ợc 5,81%/năm. Sự xuất hiện của dịch cúm gia cầm ở ĐBSH đP và đang gây ra nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ gia cầm thịt của vùng. Dịch cúm gia cầm không những làm thiệt hại cho ng−ời chăn nuôi mà còn tác động tiêu cực đến các tác nhân trong khâu l−u thông, phân phối và cả ng−ời tiêu dùng.

+ Hệ thống giết mổ, chế biến và tiêu thụ thịt gia cầm ở ĐBSH những năm gần đây đP có nhiều thay đổi song đến nay vẫn còn hoạt động kém hiệu quả, ch−a đáp ứng đ−ợc các yêu cầu của ng−ời sản xuất cũng nh− ng−ời tiêu dùng. Có 2 nguyên nhân chính dẫn tình trạng này: Một là, chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ còn phổ biến, phân tán trên địa bàn rộng; Hai là,ng−ời tiêu dùng, nhất là ng−ời tiêu dùng ở khu vực nông thôn vẫn ch−a tạo đ−ợc thói quen tiêu dùng các sản phẩm gia cầm đP qua giết mổ, thói quen mua gia cầm t−ơi sống về tự giết mổ vẫn còn phổ biến.

+ Trong những năm qua, hệ thống chính sách ban hành đP góp phần tạo ra động lực cho chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH phát triển. Tuy nhiên, một số chính sách khi vận hành vào thực tiễn vẫn còn những điểm bất hợp lý, cần đ−ợc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)