Yếu tố thị tr−ờng

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 82 - 85)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.2 Yếu tố thị tr−ờng

4.2.2.1 Thị tr−ờng các yếu tố đầu vào chủ yếu

Thị tr−ờng các yếu tố đầu vào cho chăn nuôi gia cầm thịt trong 4 năm gần đây biến động phức tạp theo h−ớng không có lợi cho ng−ời chăn nuôi.

Nguyên liệu sản xuất TĂCN và sản xuất thuốc thú y của n−ớc ta hiện nay phụ thuộc nguồn nhập khẩu nên giá TĂCN và giá thuốc thú y phụ thuộc vào biến động giá nguyên liệu CBTĂCN và thuốc thú y trên thị tr−ờng thế giới. Mặt khác, giá xăng dầu, giá phân bón hoá học trên thị tr−ờng thế giới biến động leo thang làm tăng chi phí sản xuất, chế biến và vận chuyển TĂCN.

Giá lao động trong nông nghiệp, nông thôn cũng diễn biến theo chiều h−ớng tăng nhanh trong những năm qua khiến cho chi phí chăn nuôi tăng cao, thu hẹp lợi ích của ng−ời chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm theo ph−ơng thức công nghiệp và công nghiệp.

Kênh phân phối TĂCN còn qua nhiều cầu, cấp trung gian làm cho ng−ời chăn nuôi phải mua TĂCN với giá cao. Khảo sát tại một số địa ph−ơng trong vùng ĐBSH năm 2006 cho thấy giá bán TĂCN tại các cửa hàng bán lẻ tăng 20-25%, thậm chí đến hơn 30% so với giá bán từ các đại lý cấp I. Công tác quản lý chất l−ợng TĂCN còn nhiều bất cập nên có nhiều doanh nghiệp CBTĂCN (khoảng 40% số DN, chủ yếu là các DN nhỏ) đP cung cấp cho ng−ời chăn nuôi các sản phẩm TĂCN không đảm bảo chất l−ợng đP đăng ký, thậm chí có cả hàng giả thiệt hại cho ng−ời sản xuất.

Thị tr−ờng vốn cũng biến động theo chiều h−ớng không có lợi cho ng−ời chăn nuôi. Khảo sát một số chủ trang trại ở Hà Tây cho thấy từ khi dịch cúm xảy ra, ngân hàng nông nghiệp ngại cho ng−ời dân vay vốn để phát triển chăn nuôi gia cầm do sợ rủi ro dịch bệnh. ĐP có chủ trang trại do không vay đ−ợc vốn ngân hàng nên phải tạm ngừng sản xuất, đứng tr−ớc nguy cơ phá sản và không có khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng. Một số chủ trang trại, chủ hộ phải vay vốn từ các nguồn tín dụng không chính thống với lPi suất khá cao (khoảng 4-5%/tháng) làm tăng giá thành sản phẩm kém sức cạnh tranh. 4.2.2.2 Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm thịt

Thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH trong 4 năm gần đây diễn biến hết sức phức tạp làm cho chăn nuôi gia cầm thịt đứng tr−ớc những khó khăn lớn và khó có thể phát triển ổn định.

Cho đến nay, chỉ những chủ hộ, chủ trang trại chăn nuôi gia cầm thịt gia công cho các doanh nghiệp CBTĂCN hoặc những chủ trang trại có hợp đồng t−ơng đối chủ động thị tr−ờng tiêu thụ, còn lại đa số ng−ời chăn nuôi, nhất là các cơ sở chăn nuôi qui mô nhỏ đều khó khăn về thị tr−ờng tiêu thụ.

Do tính chất nguy hiểm của dịch cúm gia cầm nên khi xuất hiện dịch cúm gia cầm thì thị tr−ờng tiêu thụ giảm sút mạnh, kể cả những địa ph−ơng lân cận ổ dịch và các địa ph−ơng không có dịch. Khi có dịch, nhiều ng−ời chăn nuôi ở vùng không có dịch cũng không thể tiêu thụ đ−ợc sản phẩm của

dịch, ng−ời chăn nuôi bắt buộc phải kéo dài thời gian nuôi và cho gia cầm ăn uống cầm chừng, gia cầm không lớn thêm nh−ng vẫn phải tốn kém chi phí thức ăn, chi phí chuồng trại, nhân công, phòng dịch… làm tăng giá thành.

Do thói quen tiêu dùng từ lâu đời, gia cầm thịt ở ĐBSH chủ yếu đ−ợc mua bán d−ới dạng nguyên con ch−a giết mổ tại các chợ nông thôn. ở khu vực đô thị, khi xuất hiện dịch cúm, ng−ời tiêu dùng đP quan tâm hơn đến các sản phẩm thịt gia cầm giết mổ bán trong các siêu thị, các điểm bán thịt gia cầm sạch bệnh. Tính đến ngày 1/31/2006, vùng ĐBSH có 26 cơ sở giết mổ gia cầm tập trung nh−ng phần lớn ng−ời tiêu dùng vẫn mua gia cầm còn sống về tự giết mổ hoặc do ng−ời bán lẻ trực tiếp giết mổ. Động thái này đP gây ra khó khăn cho các cơ sở giết mổ gia cầm tập trung.

Khi xảy ra dịch cúm, các cơ sở chăn nuôi gia cầm thịt trong vùng dịch phải tiêu huỷ gia cầm để hạn chế sự lây lan dịch cúm. Đối với những đối t−ợng này, Nhà n−ớc có đền bù nh−ng mức hỗ trợ đền bù ng−ời dân đ−ợc nhận là rất thấp (mức đền bù ban đầu là 5-8 ngàn đồng sau đó nâng lên tối đa đến 15 ngàn đồng cho mỗi con gà 6 tuần tuổi trở lên). Đối với các địa bàn không nằm trong vùng dịch thì giá bán các sản phẩm thịt gia cầm bị giảm rất mạnh làm cho ng−ời sản xuất bị lỗ vốn, có những trang trại đứng tr−ớc bờ vực phá sản. Khảo sát tại Hà Nội, Hà Tây và Thái Bình cho thấy:

- Vụ dịch cúm năm 2003 giá gà thịt (loại nguyên con ch−a giết mổ) ở Thái Bình giảm 28,98%, Hà Tây giảm 53,13%, Hà Nội giảm 10,23%; Giá vịt thịt ở Thái Bình giảm 47,83%, Hà Tây giảm 53,27%, Hà Nội giảm 17,12%; Giá ngan thịt ở Thái Bình giảm 71,74%, Hà Tây giảm 45,45%, Hà Nội giảm 18,39%.

- Vụ dịch cúm năm 2005 giá gà thịt ở Thái Bình giảm 58,15%, Hà Tây giảm 51,35%, Hà Nội giảm 13,86%; Giá vịt thịt ở Thái Bình giảm 45,83%, Hà Tây giảm 59,35%, Hà Nội giảm 25,36%; Giá ngan thịt ở Thái Bình giảm 75,93%, Hà Tây giảm 54,55%, Hà Nội giảm 17,35%.

- Vụ dịch cúm năm 2006 giá gà thịt ở Thái Bình giảm 30,37%, Hà Tây giảm 16,97%, Hà Nội giảm 11,55%; Giá vịt thịt ở Thái Bình giảm 27,83%, Hà

Tây giảm 20,14%, Hà Nội giảm 15,45%; Giá ngan thịt ở Thái Bình giảm 9,15%, Hà Tây giảm 13,25%, Hà Nội giảm 14,26%.

Bảng 4.11 Mức giảm giá gia cầm thịt ở một số địa ph−ơng khi xuất hiện dịch cúm gia cầm

ĐVT:%

Địa bàn khảo sát Giá gà thịt Giá vịt thịt Giá ngan thịt

I. Thái Bình 1. Năm 2003 -28,98 -47,83 -71,74 2. Năm 2005 -58,15 -45,83 -75,93 3. Năm 2006 -30,37 -27,83 -9,15 II. Hà Tây 1. Năm 2003 -53,13 -53,27 -45,45 2. Năm 2005 -51,35 -59,35 -54,55 3. Năm 2006 -16,97 -20,14 -13,25 III. Hà Nội 1. Năm 2003 -10,23 -17,12 -18,39 2. Năm 2005 -13,86 -25,36 -17,35 3. Năm 2006 -11,55 -15,45 -14,26

Nguồn: Số liệu điều tra ng−ời chăn nuôi và ng−ời bán lẻ thịt gia cầm tại các tỉnh

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)