Quan điểm phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 95 - 96)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.1Quan điểm phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH

Trong lộ trình hội nhập kinh tế thế giới, tr−ớc bối cảnh dịch cúm gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát thành đại dịch, chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH cần có những đổi mới căn bản để tồn tại và phát triển bền vững. Do vậy, trong giai đoạn tới, phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH dựa trên 3 quan điểm sau đây:

Quan điểm 1: Chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng ĐBSH cần đ−ợc −u tiên phát triển để thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của vùng.

ĐBSH là vùng đất chật ng−ời đông, đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm tác động của quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Trong điều kiện đó, việc −u tiên phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH là cần thiết vì nó là giải pháp tạo thêm việc làm và thu nhập cho lao động nông nghiệp. Mặt khác, việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH không những đáp ứng nhu cầu thịt gia cầm cho vùng mà còn góp phần hạn chế nhập khẩu thịt gia cầm, tiết kiệm ngoại tệ cho đất n−ớc.

Quan điểm 2: Phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH trong giai đoạn tới phải theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để nâng cao năng lực cạnh tranh và hạn chế có hiệu quả sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

Phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở ĐBSH theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là việc hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, phát triển chăn nuôi tập trung, công nghiệp, gắn sản xuất với giết mổ, chế biến. Chỉ có nh− vậy mới hình thành vùng hàng hoá tập trung, qui mô lớn, ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất l−ợng, năng lực cạnh tranh và hạn chế có hiệu quả sự bùng phát, lây lan của dịch cúm gia cầm.

Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ là giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu các thiệt hại do dịch cúm gia cầm bùng phát, song nó sẽ làm cho một bộ phận nông dân trong vùng bị mất việc làm và thu nhập. Các biện pháp hành chính cứng nhắc nhằm hạn chế hoặc triệt tiêu chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ không những sẽ không đạt đ−ợc mục tiêu mong muốn mà còn có thể gây ra những bất ổn xP hội. Do đó, Nhà n−ớc cần phải có các chính sách hỗ trợ thoả đáng cho những ng−ời chăn nuôi nhỏ lẻ để họ phát triển chăn nuôi tập trung hoặc chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm khác hay chuyển sang nghề khác.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 95 - 96)