Các yếu tố về nguồn lực

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 80 - 82)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.1 Các yếu tố về nguồn lực

4.2.1.1 Vốn đầu t−

Vốn đầu t− không phải là vấn đề đáng quan tâm đối với các nông hộ chăn nuôi gia cầm thịt nhỏ lẻ nh−ng đối với các hộ, các trang trại chăn nuôi hàng hoá thì vốn là một vấn đề lớn. Để phát triển chăn nuôi gia cầm hàng hoá, ng−ời chăn nuôi cần phải có tiềm lực nhất định về vốn. Tuy nhiên, qua khảo sát 200 hộ nông dân và 50 trang trại cho thấy phần lớn số hộ và trang trại vẫn

rất hạn hẹp về nguồn vốn nên việc đầu t− phát triển chăn nuôi gia cầm gặp nhiều khó khăn.

Khảo sát, trao đổi với một số chủ trang trại và một số chủ hộ chăn nuôi gà ở tỉnh Hà Tây (xP Khai Thái-huyện Phú Xuyên, xP Tr−ờng Yên và xP Tốt Động-huyện Ch−ơng Mỹ) cho thấy nhu cầu vốn đầu t− ban đầu để xây dựng hệ thống chuồng trại và mua sắm trang thiết bị phục vụ chăn nuôi nh− sau:

+ Với qui mô 500-1000 con/lứa, chăn nuôi theo ph−ơng thức bán công nghiệp cần phải có l−ợng vốn đầu t− xây dựng hệ thống chuồng trại và mua sắm trang thiết bị chăn nuôi là 28-33 triệu đồng.

+ Với qui mô 1500-2000 con/lứa, chăn nuôi theo ph−ơng thức bán công nghiệp cần phải có l−ợng vốn đầu t− xây dựng chuồng trại và mua sắm trang thiết bị chăn nuôi khoảng 40-55 triệu đồng.

+ Với qui mô 7000-8000 con/lứa, chăn nuôi theo hình thức gia công cho công ty CP Group hoặc công ty Japha Cofeed cần phải có l−ợng vốn đầu t− ban đầu để xây dựng hệ thống chuồng trại và mua sắm trang thiết bị chăn nuôi là 180-210 triệu đồng.

Ngoài ra, ng−ời chăn nuôi cần phải có một l−ợng vốn l−u động không nhỏ để mua con giống, mua thức ăn, thuốc thú y, và trang trải nhiều khoản chi phí khác. L−ợng vốn đầu t− nh− trên là rất lớn, v−ợt xa khả năng đầu t− của đa số nông hộ và là khó khăn không nhỏ đối với các chủ trang trại nếu không tiếp cận đ−ợc với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

4.2.1.2 Mặt bằng sản xuất

Để phát triển chăn nuôi gia cầm, ng−ời chăn nuôi cần phải có mặt bằng xây dựng hệ thống chuồng trại. Tuy nhiên, ở nhiều địa ph−ơng trong vùng ĐBSH, việc qui hoạch mặt bằng phát triển chăn nuôi tập trung, xa khu dân c− để ng−ời chăn nuôi tiếp cận thuận lợi với dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y, tiêu thụ sản phẩm và thuận tiện trong việc kiểm soát dịch bệnh vẫn ch−a đ−ợc quan tâm đúng mức. Cho đến nay mới chỉ có một số địa ph−ơng cấp xP

bằng sản xuất cho các chủ hộ, các trang trại chăn nuôi gia cầm qui mô lớn (Vũ Th−-Thái Bình, Ch−ơng Mỹ- Hà Tây), còn lại đa số ch−a có qui hoạch các khu chăn nuôi tập trung nên ng−ời chăn nuôi vẫn phải chăn nuôi gia cầm tại khu đất ở hoặc đất v−ờn của gia đình mình.

4.2.1.3 Yếu tố về khoa học-kỹ thuật

Khảo sát tại các địa bàn chọn điểm nghiên cứu cho thấy đa số các chủ hộ, chủ trang trại chăn nuôi gia cầm đều ch−a đ−ợc đào tạo chuyên môn, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm một cách bài bản. Một số chủ trang trại, chủ hộ đ−ợc tiếp cận kỹ thuật chăn nuôi gia cầm thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn của cơ quan khuyến nông hoặc thông qua h−ớng dẫn kỹ thuật của các doanh nghiệp CBTĂCN còn lại là phát triển tự phát, chăn nuôi theo kinh nghiệm của mình hoặc học tập kinh nghiệm của những ng−ời đi tr−ớc.

Do trình độ chuyên môn kỹ thuật chăn nuôi còn thấp nên ng−ời chăn nuôi còn rất lúng túng trong các khâu: Chăm sóc, kiểm tra chất l−ợng thức ăn chăn nuôi, kiểm soát diễn biến phát triển dịch bệnh…

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi gia cầm thịt ở vùng đồng bằng sông hồng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)