Kỹ năng và năng lực

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 29 - 31)

Khi nghiên cứu về khái niệm KN, có ba quan điểm cơ bản về KN:

Quan điểm thứ nhất: Xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật của hành động, coi KN như một phương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Đại diện cho quan niệm này có các tác giả như: V.X.Cudin, A.G.Coovaliôv, V.V.Bôgoxloxki, V.A.Krutetxki, . . . Điển hình tác giả V.A.Krutetxki cho rằng: “KN là phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được” [49, tr.78]. Với quan điểm trên, KN đã được nhấn mạnh về mặt kỹ thuật, KN được coi như là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động nhưng KN ở quan niệm này chưa được chú trọng đến kết quả hành động.

Quan điểm thứ hai: Xem xét KN là một dạng biểu hiện của năng lực của chủ thể hành động và nhấn mạnh đến kết quả của hành động. Đại diện quan điểm này có các tác giả A.V.Petropxki, K.K.Platonop, G.G.Golubev, P.A.Rudich, Nguyễn Quang Uẩn, Đặng Thành Hưng, . . . Điển hình là khái niệm KN theo quan điểm của tác giả Đặng Thành Hưng cho rằng: “KN là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân (chủ thể có KN đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí tính tích cực cá

nhân . . . để đạt được két quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [40, tr.25-27]. Với quan điểm trên cho thấy KN là dạng chuyên biệt của năng lực thực hiện hành động cá nhân, KN là hình thức biểu hiện của khả năng hay năng lực, chứ nó không phải khả năng hay năng lực. KN chính là hành vi hay hành động được cá nhân hành động tự giác và thành công xét theo những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn nhất định. Quan niệm trên tương đối toàn diện và khái quát về KN.

Quan điểm thứ ba: Xem xét KN là hành vi ứng xử. Đại diện quan điểm này có các tác giả S.A.Morales, W.Sheator, J.N.Richard, . . . Điển hình là tác giả J.N.Richard với định nghĩa: “KN là hành vi thể hiện ra hành động bên ngoài và chịu sự chi phối của cách cảm nhận và suy nghĩ của cá nhân” [90, tr. 97]. Với quan điểm coi KN là hành vi, các tác giả chưa quan tâm nhiều đến mặt kỹ thuật của nó. Hiểu KN theo cách này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc rèn luyện KN và thiết kế các công cụ đo lường, đánh giá KN.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận khái niệm KN theo quan điểm của tác giả Đặng Thành Hưng. Đặng Thành Hưng: “Kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân (chủ thể có kỹ năng đó) như nhu cầu, tình cảm, ý chí tính tích cực cá nhân . . . để đạt được két quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ thành công theo chuẩn hay quy định” [40, tr.25-27]. Với quan niệm này, KN được hiểu là dạng chuyên biệt của năng lực. Vì vậy chúng tôi tìm hiểu về năng lực, khi nghiên cứu về khái niệm này, chúng tôi nhận thấy năng lực là một vấn đề khá trừu tượng của tâm lý học. Khái niệm này cho đến nay vẫn có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau. Tuy nhiên, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi lựa chọn khái niệm năng lực theo quan điểm của tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng lực là một tổ hợp đặc điểm tâm lý của một người, tổ hợp này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [27, tr.145].

Như vậy, với cách lựa chọn khái niệm KN năng theo quan điểm thứ hai, khi xem xét khái niệm KN cần lưu ý những điểm sau:

- KN là một dạng năng lực hành động, KN bao giờ cũng gắn với hành động, nhiệm vụ, lĩnh vực, hoàn cảnh và con người cụ thể. Mỗi KN bao gồm những KN thành phần tạo nên nó.

- KN không phải sinh ra đã có, KN là sản phẩm của thực tiễn. Đó là con người vận dụng những tri thức và kinh nghiệm vào hoạt động thực tiễn để đạt được mục đích đề ra.

- KN có thể được phát triển từ mức độ thấp đến cao thông qua giáo dục, tự giáo dục và thông qua đào tạo, tự đào tạo.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(204 trang)
w