Biện pháp 1: Bồi dưỡng động cơ tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 57 - 64)

Để sử dụng nguyên tắc này, GV cần cung cấp trước cho SV chương trình học, nội dung học, tài liệu học và hướng dẫn phương pháp tự học; định hướng cho SV xây dựng những tiêu chí phấn đấu, với mục đích tạo ra tính độc lập tự chủ cho từng cá nhân. Sau đó GV tiến hành thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của SV và cho họ biết về kết quả đó. Theo cách này, SV sẽ có động lực tự học và tự học hiệu quả. Chú ý, các phương pháp kiểm tra đánh giá phải mang tính tôn trọng người học, kết hợp giữa tự đánh giá (của SV) với việc kiểm tra của GV. Tổ chức để SV được trực tiếp tham gia quá trình đánh giá kết quả tự học của các bạn và tự rút ra được kinh nghiệm cho chính mình. Từ đó, SV có KN tự đánh giá bản thân để chủ động, tích cực hơn trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học tập.

2.2. Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

2.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng động cơ tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học phạm Tiểu học

2.2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Nhóm KN nhận thức THT của SV ĐHSPTH bao gồm KN xác định mục đích, KN tạo động cơ THT. Hai KN đó là KN tiên quyết, quan trọng và cần thiết trong quá trình dạy học. Tác giả Wilbert J. Mckeachie cho rằng: “Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học là làm cách nào để hình thành động cơ học tập bên trong để SV hứng thú học tập” [8, tr.116]. Nâng cao nhận thức, thái độ, tinh thần trách nhiệm trong học tập cần được thực hiện từ khi SV đang trên ghế nhà trường. Trong đó: “Tích cực hoá hoạt động nhận thức là tập hợp các hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí SV từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập” [8, tr.31]. Việc nâng cao nhận thức về vấn đề tự học của SV rất quan trọng, vì nếu SV có nhận thức đúng đắn về vấn đề tự học thì họ sẽ tự có chuyển biến mạnh mẽ nội lực bản thân để thực hiện

tốt việc tự học. Tác giả Goeffrey Petty khẳng định: “Cả GV có kinh nghiệm và GV không có kinh nghiệm đều coi động cơ là một điều kiện tiên quyết để học có hiệu quả. Thách thức lớn nhất mà nhiều GV phải đối mặt là làm thế nào để SV muốn học. Nếu bạn biết cách tạo động cơ cho các em, bạn có thể tăng hiệu suất học tập của các em lên rất nhiều” [24, tr.37]. Ông cho rằng: “7 lý do để HS muốn học là: Những gì mình học là có lợi cho mình; trình độ chuyên môn mình đang học để đạt được sẽ có lợi cho mình; mình thấy mình thường thành đạt nhờ sự học hành và sự thành đạt đó làm tăng sự tự trọng của mình; mình sẽ được thầy cô và bạn bè chấp nhận nếu mình học tập tốt; mình thấy trước hậu quả của việc không học sẽ chẳng dễ chịu gì; những điều mình học thật lý thú và hấp dẫn óc tò mò của mình; mình thấy các hoạt động tự học tập thật là vui” [24, tr.41]. Vậy, để nâng cao nhận thức về tự học và xác định mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho SV thì GV phải thực hiện nhiệm vụ dạy - học của mình như thế nào? “Học là trách nhiệm của SV. Chính anh ta là SV và anh ta học vì chính anh ta. Phương pháp dạy học và phương pháp học phải dựa vào chính tiềm năng của SV. SV phải đảm bảo đầy đủ, trách nhiệm của mình bằng cách tham gia tích cực và thoải mái trong quá trình học của mình. Trước hết anh ta phải chứng tỏ khả năng tự chủ, ý thức, trách nhiệm sẽ dẫn SV đến việc đánh giá việc tự học của mình và làm cho hoạt động tự học tốt hơn” [41, tr.26-33]. Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi đưa ra những nội dung và điều kiện cần thiết để triển khai, thực hiện việc hình thành nội lực THT cho SV ĐHSPTH. Thực hiện tốt biện pháp đó là tiền đề cho việc nâng cao KN TH của SV.

2.2.1.2. Mục tiêu của biện pháp

Phát triển KN xác định mục đích và KN hình thành động cơ THT cho SV ĐHSPTH.

2.2.1.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 1) Phát triển KN xác định mục đích

Để đạt hiệu quả trong quá trình THT, điều kiện tiên quyết là người học cần có KN xác định mục đích THT. Mục đích được hiểu là cái đích cần phải đạt được trong quá trình THT. Trong quá trình THT, việc đầu tiên người học cần xác định được

mình cần đạt được mục đích gì khi học về phần nội dung cụ thể. Để xác định mục đích một cách hiệu quả, người học cần xác định mục đích THT theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Mục đích phải cụ thể và rõ ràng, càng chi tiết càng tốt.

Nguyên tắc 2: Mục đích có thể đo lường và đánh giá một cách rõ ràng. Ví dụ khi tự học về một nội dung Toán học nào đó, mục đích đạt được phải nắm vững kiến thức và dụng trong các bài tập để đạt mức độ khá trở lên (phần này chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm để người học tự đánh giá kết quả THT của mình).

Nguyên tắc 3: Mục đích đề ra phải có có thách thức phù hợp. Tức là mục đích đề ra phải cho thấy người học cần phải nỗ lực và có kỷ luật mới có thể đạt được. Ví dụ khi người học đã hiểu sâu sắc về nội dung bài học thì mục đích đề ra không phải là để giải quyết những bài toán vận dụng đơn giản mà phải đặt ra những mục đích cao hơn như vận dụng những bài toán phức tạp hơn hay tìm ra được những mối liên hệ mới với chương trình Toán Tiểu học . . . Tuy nhiên, những mục đích đề ra phải phù hợp với khả năng của bản thân, nếu mục đích đề ra quá khó và vượt ngoài khả năng thì tính thách thức ở đây cũng trở nên vô nghĩa.

Nguyên tắc 4: Mục đích đề ra phải đảm bảo thời gian để hoàn thành. Cần xác định thời hạn hoàn thành đối với từng mục đích. Ví dụ xác định thời gian đạt được mục đích trong quá trình THT cả học phần và mục đích đạt được khi THT một nội dung cụ thể.

Để giúp người học xác định mục đích THT cũng như thực hiện mục đích THT một cách có hiệu quả, các lực lượng giáo dục trong trường Sư phạm cần tạo môi trường giúp người học hiểu rõ:

- Khái niệm tự học, các hình thức tự học, các cấp độ tự học, những tiêu chí xác định những cấp độ tự học của bản thân, cách tiến hành các giai đoạn tự học.

- Ý nghĩa của việc tự học đối với cá nhân cũng như đối với xã hội trong thời đại hiện nay.

- Những nhân tố tác động không tốt đến tự học và những nhân tố thúc đẩy việc tự học.

- Một số tấm gương và kết quả tự học tiêu biểu (thế giới, trong nước, trong trường, trong khoa, trong lớp).

Bên cạnh đó, các lực lượng giáo dục trong trường Sư phạm cần:

- Phổ biến các quy chế, quy định về chương trình đào tạo, công tác SV, quyền và nghĩa vụ của SV, thực tiễn giáo dục nhà trường và hướng dẫn cách thực hiện những quy chế, quy định một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. Từ đó SV sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch tự học một cách hiệu quả.

- Quan tâm nhiều hơn đến việc hình thành tình cảm tự học, động cơ học tập đúng đắn cho SV thông qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá từ phía chuyên môn cũng như từ phía đoàn thể để tạo môi trường cho SV tự học cá nhân và hợp tác tự học.

- Nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên phát động phong trào thi đua tự học, tự giáo dục trong toàn trường, toàn khoa, toàn chi đoàn. Kết quả đánh giá là những kết quả tự học hiệu quả của đoàn viên GV và SV.

- Sau mỗi đợt phát động có những tấm gương tiêu biểu cho việc tự học để cán bộ, GV và SV noi theo.

- Tổ chức các hội thảo, chuyên đề cho GV báo cáo, trao đổi những kết quả tự học và phương pháp tự học hiệu quả cho cán bộ GV và SV.

- Sau mỗi đợt hội thảo, báo cáo cần tổng kết lại những kết quả đạt được, tạo thành kỷ yếu và viết thành bài phát trên phát thanh học đường để cán bộ GV và SV cùng theo dõi và học tập.

- Công khai tiêu chí đánh giá kết quả tự học là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ GV.

- Tổ chức các cuộc hội thảo để GV và SV giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn với các giáo viên giỏi và tìm hiểu chuẩn GV Tiểu học và những tiêu chí đánh giá GV Tiểu học ở các trường Tiểu học. Việc đó giúp cho SV biết cách học và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn giảng dạy sau này đồng thời có sự chuẩn bị chuyên môn và định hướng nghề nghiệp để tự học trau dồi bản thân.

- GV cần tự ý thức được việc tự học, có động cơ, mục đích đúng đắn trong việc tự học.

- GV cần có một phương pháp tự học riêng, hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Phát triển KN tạo động cơ tự học Toán

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc THT là KN tạo động cơ THT. Để có KN tạo động cơ trong quá trình THT, người học cần thực hiện nhiệm cụ THT theo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Lạc quan nhìn thấy sự thành công: thể hiện ở sự thỏa mãn của bạn thân khi hoàn thành một nhiệm vụ THT và nhìn thấy những thành quả từ nỗ lực của mình.

Nguyên tắc 2: Sự công nhận: ghi nhận kết quả đã đạt được trong quá trình THT kể cả những kết quả nhỏ nhất.

Nguyên tắc 3: Tìm thấy hứng thú trong nhiệm vụ: Thực hiện công việc một cách vui vẻ, yêu thích thấy được sự thú vị, sáng tạo và thách thức trong đó.

Nguyên tắc 4: Tính trách nhiệm: khi thực hiện công việc với một tinh thần trách nhiệm cao.

Nguyên tắc 5: Tìm thấy tính phát triển của công việc. Khi thực hiện công việc thấy được ý nghĩa và lợi ích của việc hoàn thành công việc đó.

Nguyên tắc 6: Tìm kiếm sự hợp tác: khi thực hiện công việc, cần có sự hợp tác, giao lưu, trao đổi với bạn bè, thầy cô, . . .

Nguyên tắc 7: Thể hiện mình: khi thực hiện công việc nên có những hoạt động thể hiện kết quả mình đã làm được như giảng bài cho bạn hay hướng dẫn lại nội dung đã học được.

Nguyên tắc 8: Tạo phần thưởng cho bản thân: khi thực hiện công việc đạt kết quả, nên có những phần thưởng nho nhỏ cho bản thân để thư dãn như: nghe một bản nhạc, đọc một câu chuyên vui, tự cho minh được nghỉ ngơi một chút . . .

Để giúp người học tạo động cơ THT, trong quá trình giảng dạy, GV cần có các hình thức:

+ Làm cho SV thấy được những mâu thuẫn nội tại trong nội dung bài học, ý thức được là họ cần phải học, họ phải thấy rằng mình thực sự đang thiếu tri thức mới. GV phải là người tạo ra và hiện thực hoá nhu cầu này. Cảm nhận thiết hụt sẽ là một yếu tố kích thích SV tìm kiếm một sự cân đối mới. Mặt khác, xuất hiện mẫu thuẫn trong nội tại vấn đề là một động lực kích thích SV đi tìm hiểu tri thức để giải quyết mâu thuẫn đó. Do đó, rất tự nhiên, SV trở thành người chủ động, mong muốn thoả mãn nhu cầu tri thức của mình.

+ Phương pháp dạy học của thầy phải làm cho quan hệ giữa HS và đối tượng học phù hợp đến mức nó khơi dậy ở SV một sự hứng thú thực sự. Sự hứng thú đó sẽ chuyển thành động cơ cho SV.

+ GV có thể đưa ra những giải pháp tình huống chứa đựng mâu thuẫn để kích thích sự bác bỏ của SV. Lúc đó SV sẽ nỗ lực huy động vốn tri thức, hiểu biết của mình để giải quyết mâu thuẫn đó.

VD5: Trong bài hình thành cho SV cách tìm số dư trong phép chia số thập phân cho số thập phân [31, tr.200]. Nếu chỉ dừng lại ở ví dụ cho phép tính 3,7: 0,03. Khi đặt tính theo tài liệu ta có 3,7:0,03 = 123,3 (dư 0,001) và yêu cầu SV đưa ra quy tắc tìm số dư trong phép chia này. Khi đó SV sẽ thực hiện yêu cầu một cách khó khăn và thiếu hào hứng. Nhưng nếu GV có đưa ra một tình huống chứa đựng mâu thuẫn như sau:

(i) Yêu cầu SV tìm số dư trong phép chia 5,7:1,3 (Khi đó bằng cách sau khi thực hiện phép chia, SV lấy số bị chia trừ đi tích thương và số chia sẽ tìm được 5,7:1,3 = 4,38 (dư 0,006)).

(ii) Yêu cầu SV tìm số dư trong phép chia 429,5:2,8 (Khi đó bằng cách sau khi thực hiện phép chia, SV lấy số bị chia trừ đi tích thương và số chia sẽ tìm được 429,5:2,8 = 153 (dư 1,1)) [22, tr.71].

Từ hai ví dụ trên, GV đưa ra một tình huống như sau: Bạn An đưa ra quy tắc “Muốn tìm số dư trong phép chia số thập phân cho số thập phân, ta chỉ cần xem phần thập phân của số bị chia và phần thập phân của thương có bao nhiêu chữ số thì

phần thập phân của số dư có bấy nhiêu chữ số”. Theo anh (chị) quy tắc trên đúng hay sai? Vì sao?

Mới đầu khi đưa ra quy tắc này, SV có vẻ phấn khởi vì quy tắc tìm số dư trong phép chia số thập phân cho số thập phân mà SV chưa hề biết trước đó. Tuy nhiên, tình huống yêu cầu SV khẳng định tính đúng, sai của mệnh đề trên. Do vậy, SV sẽ tìm cách kiểm tra mệnh đề đó. SV vận dụng quy tắc đó vào phép tính của ví dụ 3,7:0,03 thì sẽ được kết quả là 123,3 (dư 0,01). Lúc này, hầu hết SV sẽ dùng cách thử lại phép tính và nhanh chóng phát hiện ra mệnh đề trên sai. Từ đó tạo nên động lực thôi thúc SV tự mình huy động vốn kiến thức đã biết để đi tìm câu trả lời: “Vậy quy tắc đúng như thế nào? Và cách đúng để tìm số dư trong những phép chia này là gì?”.

+ Chỉ ra sự tiến bộ của SV, giúp SV điều chỉnh nếu chưa đi đúng hướng.

+ Nhận xét kịp thời, cụ thể rõ ưu nhược điểm một cách tế nhị và khéo léo. GV kịp thời khuyến khích SV bằng cách đánh giá cho điểm.

+ Trong lớp học thường phân làm ba nhóm đối tượng SV: nhóm SV giỏi, xuất sắc; nhóm SV trung bình khá và nhóm SV yếu kém. Cần quan tâm đặc biệt đến nhóm đối tượng thứ ba bằng cách tạo những cơ hội để các em giải quyết thành công những nhiệm vụ cụ thể. Sau đó khen ngợi, động viên các em tạo động cơ để các em tích cực tham gia các nhiệm vụ tiếp theo.

+ Trong quá trình GV dạy nên tập trung vào những sai lầm các em hay mắc phải và những dạng bài tập các em hay gặp trong kỳ thi.

- GV cần tìm hiểu đánh giá đúng khả năng SV và tạo cho SV cơ hội tự học, tự nghiên cứu bằng cách tổ chức cho SV tham gia những buổi seminar, báo cáo chuyên đề tự học về nội dung học phần.

VD 6: Trong học phần chuyên đề: “Rèn KN giải toán ở Tiểu học” [32] có 12 chủ đề về các phương pháp giải toán ở Tiểu học. Trong các chủ đề này, GV hoàn toàn có thể hướng dẫn SV tự nghiên cứu theo nhóm và cá nhân, sau đó tổ chức cách

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 57 - 64)