Biện pháp 5: Tổ chức seminar kiến thức Toán học cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 113 - 123)

a) Ví dụ: Hình chữ nhật ABCD có diện tích

2.2.5.Biện pháp 5: Tổ chức seminar kiến thức Toán học cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

học sư phạm Tiểu học

2.2.5.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Seminar là buổi sinh hoạt để thảo luận vấn đề chuyên môn học thuật bậc đại học hay trên đại học” [63, tr.1256]. Một cách định nghĩa khác: “Seminar ở đại học là một trong những hình thức tổ chức dạy học cơ bản, trong đó dưới sự điều khiển trực tiếp của GV, sinh viên trình bày, thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học nhất định” [33, tr.74]. Mặc dù chưa đi đến một định nghĩa chung nhưng chúng tôi nhận thấy, seminar là một hình thức tổ chức dạy học có ảnh hưởng tích cực trong quá trình PT KH THT của SV ĐHSPTH. Để tổ chức được một buổi seminar Toán, các SV đều phải có một quá trình THT, tự nghiên cứu, tìm tòi, trình bày, báo cáo và tự bảo vệ ý kiến của mình, . . . . Theo tác giả Hà Thị Đức đặc trưng của hình thức seminar là có hai đặc trưng chính : Phải có chủ đề khoa học nhất định để SV căn cứ vào đó mà trình bày báo cáo, thảo luận, tranh luận; phải có thầy hướng dẫn, điều khiển [33, tr.77]. Cũng theo tác giả, seminar có ba chức năng chính. Một là chức năng nhận thức thể hiện seminar phải giúp cho SV mở rộng, đào sâu tri thức, biết nêu và giải quyết những thắc mắc khoa học có liên quan đến nghề nghiệp, tương lai. Qua seminar, SV phải thu lượm được những tri thức mới, phương pháp mới. Khi tiến hành seminar, SV phải biết nhận xét, phân tích, đánh giá ý kiến của người khác, đồng thời biết bảo vệ ý kiến của mình với những luận cứ vững chắc, qua đó bồi dưỡng năng lực diễn đạt, phát triển khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Hai là chức năng giáo

dục thể hiện ở việc SV tự bồi dưỡng cho mình niềm tin khoa học, hình thành thói quen làm việc có kế hoạch nghiêm túc, nâng cao tính trung thực, khiêm tốn, dũng cảm, bảo vệ quan điểm của mình, độc lập và sáng tạo trong học tập, nghiên cứu . . .Từ đó bồi dưỡng hứng thú và sự say mê khoa học. Vì vậy, qua seminar, SV có thể tự kiềm chế, đề phòng và khắc phục những nhược điểm của bản thân như: rụt rè, tuỳ tiện phát biểu, nói năng không có luận cứ, thiếu suy nghĩ . . . . Ba là chức năng kiểm tra, tự kiểm tra thể hiện ở việc GV với tư cách là người trực tiếp điều khiển sẽ có điều kiện để thu được những thông tin ngược phản ánh tình trạng nắm tri thức của SV, phát hiện kịp thời những sai sót để uốn nắn, điều chỉnh hoạt động học tập của họ. Đồng thời bản thân GV cũng thu được những thông tin ngược về phía mình để tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động giảng dạy [33, tr.81].

Để tiến hành tổ chức học tập theo hình thức seminar, GV và SV phải phối kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ [31, tr.102]:

- Thứ nhất, đối với GV tổ chức seminar cần: Hướng dẫn SV đọc giáo trình và tài liệu tham khảo; học tập nâng cao trình độ lí thuyết và thực tiễn về lĩnh vực khoa học mà mình phụ trách; đưa ra vấn đề cần giải quyết cho SV tìm hiểu trước buổi seminar; chuẩn bị chu đáo nội dung cho buổi seminar; tổ chức hợp lý buổi seminar theo phương pháp dạy học hợp tác; hướng dẫn SV cách suy nghĩ như các nhà khoa học đã tìm ra những tri thức mới; đưa ra ý kiến bổ sung, kết luận vấn đề khi kết thúc buổi seminar; đề xuất vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo (nếu có nhu cầu).

- Thứ hai, đối với SV tham gia seminar cần: Nghiên cứu kỹ giáo trình và tài liệu tham khảo; tìm đọc, tra cứu các tài liệu tham khảo mở rộng ngoài giáo trình, thu thập các nguồn tư liệu khác nhau về cùng một vấn đề; thảo luận vấn đề khoa học đã được đặt ra (vấn đề có thể do chính SV đề xuất theo nhu cầu hiểu biết, hoặc do GV phụ trách buổi seminar nêu ra); phân tích, phê phán những ý kiến khác nhau khi thảo luận vấn đề; lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể; nhìn, suy nghĩ vấn đề dưới nhiều góc độ để có thể làm nảy sinh các thắc mắc, đề xuất các biện pháp; đánh giá cách giải quyết vấn đề. Nhin chung, hình thức seminar là một hình thức thảo luận khoa học ở đại học, nó có tác động rất tích cực đến việc PT KN THT của SV bởi SV

là chủ thể trong quá trình tổ chức seminar, để tổ chức thành công một buổi seminar, SV phải nghiên cứu, tự học, tự tìm hiểu vấn đề sau đó được thể hiện lại, dạy lại và thảo luận, tranh luận cùng nhau để thống nhất kiến thức mới.

2.2.5.2. Mục tiêu của biện pháp

Vận dụng hình thức tổ chức seminar để tạo môi trường THT cho SV nhằm PT KN THT cho SV ĐHSPTH.

2.2.5.3. Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp 1) Các bước tiến hành seminar

Theo [33, tr.78-79] để tiến hành seminar, GV cần tổ chức, điều khiển, các bước sau đây:

a) Chuẩn bị

- GV xây dựng đề tài và kế hoạch rồi phổ biến cho SV tham gia ý kiến và bổ sung. Qua đó SV sẽ có ý thức được yêu cầu, nội dung của đề tài, các nguồi tài liệu chính, phương pháp tiến hành, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân SV chuẩn bị trong một khoảng thời gian nào đó theo quy định của GV. Ở đây, SV cần nghiên cứu các sách báo và tài liệu có liên quan, nếu cần thì tiến hành quan sát, tham gia các đối tượng cần thiết, phải thí nghiệm, phải đàm thoại với những người có thể cung cấp những thông tin có ích, phải thu thập hiện vật để có thể sử dụng với mục đích minh họa khi báo cáo...

b) Tiến hành seminar

- Đối với người báo cáo cần đưa ra lời mở đầu có tác dụng kích thích sự chú ý của mọi người. Nội dung báo cáo cần cố gắng thể hiện được cả ba yêu cầu: có lý luận, có thực tiễn, có đề xuất được ý kiến mới. Cách trình bày nên rõ ràng, mạch lạc, không dài dòng, có minh họa để người nghe dễ tiếp thu, nên tóm tắt vấn đề trình bày bằng cách nêu các câu hỏi rồi sau đó tự giải đáp. Những điều gì chưa hiểu rõ hoặc chưa nắm được, cần nêu ra trước tập thể để mọi người cùng giải đáp. Trong thực tế có những vấn đề nêu ra nhưng không chú ý lật ngược lại vấn đề và đặt câu hỏi thì ai cũng tưởng là đơn giản, mình đã nắm được rồi, nhưng khi có một người thắc mắc, những người khác lúc này mới suy nghĩ và thấy rằng vấn đề ấy mình còn mơ hồ. Vì

vậy, việc nêu những câu hỏi, những thắc mắc là rất cần thiết không những đối với bản thân người báo cáo và những người học khác, mà đối với cả người dạy nữa. Thật vậy, những thắc mắc mà người học sau một quá trình tìm tòi, thể nghiệm mới nêu ra được thì người dạy không phải dễ dàng giải quyết ngay trên lớp, nó khiến người dạy phải suy nghĩ, tìm hiểu thêm để giải đáp. Như vậy, việc người học hỏi, biết đề xuất ý kiến củng có thể có tác dụng yêu cầu người dạy kiểm tra lại ý thức và cách suy nghĩ của mình từ đó không ngừng vươn lên và tiến bộ.

- Đối với những người tham gia phát biểu ý kiến, yêu cầu đầu tiên là phải chú ý lắng nghe người báo cáo, ghi lại những điểm cơ bản mình đồng ý hoặc không đồng ý hoặc mình còn thắc mắc. Ý kiến phát biểu phải có chất lượng, phải ngắn gọn và súc tích, tránh lặp đi lặp lại nhiều lần và dài dòng vô ích. Muốn có được một chất lượng như vậy, phải có sự chuẩn bị từ trước, phải có sự chín muồi trong suy nghĩ của mỗi người và đòi hỏi ở mỗi người những ý kiến, quan điểm riêng của mình. Đạt được yêu cầu trên, cuộc thảo luận trong seminar chắc chắn sẽ sôi nổi, hào hứng và có chất lượng. Trong quá trình tranh luận, người học phải biết bảo vệ ý kiến, quan điểm của mình, phải tự tin, dũng cảm nhưng cũng phải khiêm tốn, chịu khó lắng nghe tiếp thu ý kiến của bạn, của người dạy. Phải bình tĩnh, không được nóng nẩy, phải biết sửa chữa sai sót của mình, đó là những thái độ và đức tính không thể thiếu được của những người tham gia seminar. Trong quá trình thảo luận và tranh luận, người hướng dẫn phải theo dõi một cách rất nhậy bén, để phát hiện những mâu thuẫn thể hiện trong các ý kiến pháp biểu để kịp thời nêu vấn đề cho mọi người tập trung giải quyết phù hợp với mục đích, yêu cầu đã đề ra. Tránh được tình trạng thảo luận tranh luận miên man ngoài vấn đề. Khi hướng dẫn, người hướng dẫn có thể động viên cho mọi người phát biểu ý kiến, song cũng có thể và có khi cần thiết phải chỉ định. Cuối cùng người hướng dẫn:

+ Tổng kết những ý kiến phát biểu, nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và những ý kiến chưa thống nhất.

+ Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những ý kiến cần thiết.

+ Đánh giá các ý kiến phát biểu, nhận xét tinh thần, thái độ làm việc chung của tập thể và riêng của cá nhân.

- Cho điểm (nếu có nhu cầu).

2) Quy trình tiến hành seminar * Khâu chuẩn bị

Để chuẩn bị tiến hành seminar, GV cần chuẩn bị những hoạt động sau: GV nêu lại tên chủ đề tiến hành seminar; nhắc lại mục đích, yêu cầu của buổi seminar; phân bổ vị trí từng nhóm, suy nghĩ thảo luận để trả lời; cử SV ghi biên bản thảo luận.

* Tiến hành seminar Giai đoạn 1:

- Nhóm báo cáo chuyên đề cử đại diện lên báo cáo chuyên đề seminar đã chuẩn bị.

- Sau đó các nhóm tham gia thảo luận góp ý bổ sung bài báo cáo đã đạt yêu cầu hay chưa.

- GV là người hướng dẫn chương trình, đưa ra các vấn đề, câu hỏi góp ý, bổ sung bài báo cáo (nếu các nhóm không phát hiện ra).

Giai đoạn 2:

- Các nhóm tham gia thảo luận đưa ra vấn đề hoặc tình huống có vấn đề để cùng thảo luận.

- GV là người hướng dẫn chương trình, dẫn dắt buổi thảo luận đi vào trọng tâm, giúp SV giải đáp các thắc mắc, giải quyết các vấn đề không hoặc chưa thống nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giai đoạn 3:

- GV đặt ra các vấn đề hoặc tình huống có vấn đề trọng tâm trong nội dung chuyên đề hoặc các vấn đề có thể do các nhóm chuẩn bị trước để các nhóm thảo luận. (Phần tiếp theo chúng tôi xin đưa ra hai ví dụ minh họa cho hai chuyên đề seminar. Một buổi thảo luận về những tình huống GV chuẩn bị trước (Bài suy luận diễn dịch trong yếu tố hình học [29]) và một buổi thảo luận về những tình huống do SV chuẩn bị trước dưới sự định hướng của GV (Bài dạy học số và các phép tính [16])).

- GV khéo léo đặt câu hỏi phụ gợi mở hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề nêu ra ở trên, yêu cầu SV nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra quan điểm của mình.

- Kết thúc buổi seminar GV khái quát hoá toàn bộ vấn đề đã thảo luận: nhận xét, đánh giá, cho điểm những SV có tinh thần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, hăng hái thảo luận, đưa ra những chứng kiến, bổ sung những vấn đề thực tiễn. GV rút kinh nghiệm để buổi seminar sau tốt hơn.

3) Tổ chức seminar bài “Suy luận diễn dịch trong yếu tố hình học” [29] theo quy trình được xây dựng ở trên với các tình huống được giảng viên chuẩn bị trước

a) Khâu chuẩn bị

* Mục đích của buổi seminar

+ Hiểu và phân biệt được phép suy luận diễn dịch.

+ Biết phân tích cấu trúc của phép suy luận diễn dịch trong phép lôgic và trong môn toán ở Tiểu học.

+ Có được hệ thống phép suy luận diễn dịch sử dụng trong mạch kiến thức hình học ở Tiểu học.

+ Nắm được quy trình tổ chức một hoạt động dạy học một đơn vị tổ chức môn toán ở Tiểu học suy luận diễn dịch và những lưu ý đối với GV khi dạy các yếu tố hình học.

+ Nắm được cách thức, quy trình tiến hành seminar.

+ Hình thành một số khả năng như: tự nghiên cứu vấn đề và trình bày vấn đề theo những yêu cầu cho sẵn, biết phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể, nhận thức, rút kinh nghiệm bản thân . . .

* Yêu cầu nội dung SV cần chuẩn bị

Vấn đề 1: Những vấn đề chung về suy luận.

Vấn đề 2: Hệ thống các tiết dạy có sử dụng suy luận diễn dịch trong sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5.

Vấn đề 3: Phân tích cấu trúc của phép suy luận diễn dịch trong phép toán lôgic.

Vấn đề 4: Phân tích cấu trúc suy luận diễn dịch trong môn toán ở Tiểu học.

b) Tiến hành seminar * Giai đoạn 1:

- Nhóm báo cáo chuyên đề cử đại diện lên báo cáo chuyên đề seminar đã chuẩn bị.

- Sau đó các nhóm tham gia thảo luận góp ý bổ sung bản báo cáo đã đạt yêu cầu hay chưa.

- GV là người hướng dẫn chương trình, đưa ra các vấn đề, câu hỏi góp ý, bổ sung bài báo cáo (nếu các nhóm không phát hiện ra).

* Giai đoạn 2:

- Các nhóm tham gia thảo luận đưa ra vấn đề hoặc tình huống có vấn đề để cùng thảo luận.

- GV là người hướng dẫn chương trình, dẫn dắt buổi thảo luận đi vào trọng tâm, giúp SV giải đáp các thắc mắc, giải quyết các vấn đề không hoặc chưa thống nhất.

- Sau đó GV tổng kết, đánh giá và cho điểm nhóm báo cáo trình bày chuyên đề và các nhóm tham gia thảo luận đưa ra vấn đề hoặc tình huống có vấn đề thảo luận.

* Giai đoạn 3:

- GV đặt ra các vấn đề hoặc tình huống có vấn đề trọng tâm trong nội dung chuyên đề (nếu các nhóm không đưa ra) để các nhóm thảo luận.

Một số tình huống dự kiến thảo luận trong chuyên đề seminar:

Tình huống 1: Các bài toán có nội dung hình học ở tiểu học có thể chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trả lời [phụ lục 10]

Tình huống 2: Các bài toán có nội dung hình học thuần tuý có thể chia làm mấy dạng? Cấu trúc suy luận tổng quát của mỗi dạng?

Trả lời [phụ lục 10]

Tình huống 3: Các bài toán có nội dung hình học đo lường có thể chia làm mấy dạng? Cấu trúc suy luận tổng quát của mỗi dạng?

Tình huống 4: Các bài toán có nội dung giải toán có lời văn liên quan đến hình học có thể chia làm mấy dạng? Cấu trúc suy luận tổng quát của mỗi dạng?

Trả lời [phụ lục 10]

Tình huống 5: Những sai lầm của HS khi làm các bài tập về các yếu tố hình học?

Trả lời [phụ lục 10]

Tình huống 6: Một số lưu ý đối với giáo viên khi dạy các yếu tố hình học. Trả lời [phụ lục 10]

GV khéo léo đặt câu hỏi phụ gợi mở hướng dẫn SV giải quyết các vấn đề nêu ra ở trên, yêu cầu SV nhận xét, bổ sung sau đó đưa ra quan điểm của mình.

Kết thúc buổi seminar, GV khái quát hoá toàn bộ vấn đề đã thảo luận: nhận xét, đánh giá, cho điểm những SV có tinh thần chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, hăng hái thảo luận, đưa ra những chứng kiến, bổ sung những vấn đề thực tiễn. GV rút kinh nghiệm để buổi seminar sau tốt hơn.

4) Tổ chức seminar nội dung “Dạy học số và các phép tính” [16, tr.149] với các tình huống được sinh viên đề xuất dưới sự định hướng của giảng viên

Chúng tôi đưa ra nội dung yêu cầu SV nghiên cứu chuẩn bị seminar như sau: - Hệ thống những nội dung số học trong chương trình Toán ở Tiểu học. - Hệ thống quy trình dạy học một số nội dung số học ở Tiểu học.

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 113 - 123)