Quy trình tổ chức rèn luyện và phát triển kỹ năng tự học Toán cho sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 42 - 45)

sinh viên đại học sư phạm Tiểu học

Trong hoạt động dạy - học, tổ chức hoạt động dạy - học là một công việc quan trọng, không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy - học. Đặc biệt trong quá trình dạy THT, việc tổ chức hoạt động THT cho SV là một việc làm rất cần thiết. Hiệu quả của quá trình dạy THT phụ thuộc nhiều vào việc GV thiết kế, sắp xếp, tổ chức, giám sát và đánh giá hoạt động THT của SV. Do vậy, chúng tôi cho rằng bản chất của việc tổ chức hoạt động THT cho SV ĐHSPTH là thiết kế, sắp xếp, tổ chức, kiểm tra, điều chỉnh và tiến hành các cách thức tổ chức dạy học sao cho phát huy được tính tích cực, tính tự giác của SV ở mức độ cao nhất. Vì vậy có thể nói rằng tổ chức hoạt động THT cho SV là quá trình tiến hành các biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của SV trong quá trình lĩnh hội tri thức dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GV hay không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. Để tổ chức hoạt động tự học Toán cho SV ĐHSPTH một cách hiệu quả, chúng tôi đề xuất một quy quy trình gồm 7 bước, trong đó bước 1 là bước tạo tiền đề ; bước 2 là bước tự học ; bước 3 là bước tự kiểm tra cá nhân ; bước 4 là bước thể

hiện ; bước 5 là bước điều chỉnh ; bước 6 là bước chuyển hóa ; bước 7 là bước tự kiểm tra tổng thể. Chúng tôi có thể đưa ra sơ đồ hóa như sau :

Sơ đồ 1.2:Quy trình tổ chức hoạt động tự học Toán cho SV ĐHSPTH

Sơ đồ 7 bước trên là quy trình tổ chức hoạt động tự học Toán cho SV ĐHSPTH khi có hướng dẫn trực tiếp hay hướng dẫn gián tiếp của GV. Tuy nhiên, trong mỗi bước, hoạt động THT của SV sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào điều kiện có sự hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp của GV. Các hoạt động cụ thể của GV và SV trong các bước sẽ được chúng tôi mô tả trong bảng dưới đây :

+ Đối với hình thức tự học có hướng dẫn trực tiếp của GV

Bước Hoạt động GV Hoạt động SV

Tạo tiền đề

Giới thiệu ý nghĩa môn học, bài học. Tạo hứng thú học tập cho SV. Hướng dẫn tài liệu học, học cụ và phương pháp học.

Các tình huống tự học, các nhiệm vụ cho SV.

Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của môn học, có hứng thú học môn học.

Chuẩn bị những tài liệu, học cụ học tập cần thiết.

Xác định được các nhiệm vụ của bản thân và biết phương pháp giải quyết chúng.

Tự học

Tổ chức, giám sát. Thực hiện việc tự học, tự nghiên cứu Toán học. Tạo tiền đề

Tự học Tự kiểm tra cá nhân

Thể hiện Điều chỉnh Chuyển hóa

Tự kiểm tra cá nhân

Tổ chức, giám sát. Tự kiểm tra tiến trình tự học, tự nghiên cứu Toán học của bản thân.

Thể hiện Tổ chức, giám sát. Hoạt động cá nhân và tham gia hợp tác để thể hiện những kết quả tự học, tự nghiên cứu và cùng nhau trao đổi, bổ sung kiến thức Toán học. Điểu chỉnh Tổ chức, giám sát. Tự kiểm tra kết quả tự học, tự điều chỉnh hoạt

động tự học và kiến thức bản thân phù hợp với tri thức khoa học.

Chuyển hóa Tổ chức, giám sát. Tự ôn tập, vận dụng, chuyển hóa những kiến thức đó thành kiến thức và kinh nghiệm bản thân.

Tự kiểm tra tổng thể

Tổ chức, giám sát, đánh giá.

Tự kiểm tra những kiến thức và kinh nghiệm đạt được của bản thân.

+ Đối với tự học có hướng dẫn gián tiếp của GV

Bước 1 (Tạo tiền đề): GV đề ra các nhiệm vụ (trong các nhiệm vụ cần cài đặt sự kích thích tìm tòi, quyết tâm giải quyết vấn đề), gợi ý, hướng dẫn phương pháp, cách thức, tài liệu để SV tự học hoàn thành các nhiệm vụ đó.

Bước 2 (Tự học): SV thực hiện việc tự học, tự nghiên cứu.

Bước 3 (Tự kiểm tra cá nhân): SV tự kiểm tra tiến trình tự học, tự nghiên cứu của bản thân.

Bước 4 (Thể hiện): SV tổ chức hoạt động cá nhân và hợp tác để cùng nhau thể hiện những kết quả tự học và cùng nhau trao đổi, bổ sung kiến thức.

Bước 5 (Điểu chỉnh): SV tự kiểm tra kết quả tự học, tự điều chỉnh hoạt động TH và kiến thức bản thân phù hợp với tri thức khoa học.

Bước 6 (Chuyển hóa): SV tự ôn tập, vận dụng, chuyển hóa những kiến thức đó thành kiến thức và kinh nghiệm bản thân.

Bước 7 (Tự kiểm tra tổng thể): SV tự kiểm tra những kiến thức và kinh nghiệm đạt được của bản thân.

Như vậy, sự khác biệt lớn nhất trong hai hình thức THT ở trên là trong hình thức THT có hướng dẫn gián tiếp của GV thì SV phải kiêm hai vai trò, vai trò thứ nhất là người thực hiện và vai trò thứ hai là người tổ chức, giám sát để đạt được nhiệm vụ GV đã đề ra.

Theo quan niệm của chúng tôi, người thầy có vai trò rất quan trọng trong việc PT KN THT cho SV, điều đó có thể được thể hiện ngay trong trong từng bài giảng. Vì vậy, chúng tôi dành một mục để bàn về vấn đề này.

Nếu GV coi trọng vấn đề tự học và luôn có ý thức chú trọng rèn luyện và PT KN THT cho SV thì GV đó sẽ tạo ra một môi trường tự học tốt cho SV PT KN THT của bản thân. Do đó, chúng tôi nghiên cứu các biểu hiện hoạt động của GV trong quá trình dạy học Toán chú trọng và không chú trọng PT KN THT cho SV ĐHSPTH. Khi nghiên cứu về những biểu hiện dạy học chú trọng và không chú trọng PT KN THT cho SV, chúng tôi chỉ ra 15 tiêu chí biểu hiện của 2 vấn đề chính là: tiêu chí biểu hiện về hoạt động chuẩn bị của GV (3 tiêu chí), tiêu chí biểu hiện về hoạt động tổ chức học tập trên lớp (12 tiêu chí). Phần tóm tắt được trình bày bằng sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.3: Biểu hiện dạy Toán chú trọng và không chú trọng PT KN THT cho SV ĐHSPTH

Cụ thể hóa sơ đồ biểu hiện trên, chúng tôi đề xuất 15 tiêu chí biểu hiện phân biệt giữa biểu hiện dạy Toán chú trọng phát triển KN THT cho SV và biểu hiện dạy Toán không chú trọng phát triển KN THT cho SV [phụ lục 4].

Một phần của tài liệu Phát triển kỹ năng tự học toán cho sinh viên các trường đại học đào tạo giáo viên tiểu học (Trang 42 - 45)