Hình 2.1. Sơ đồ thí nghiệm tổng quát
25 giống lúa cạn địa phương
So sánh một sốđặc điểm sinh lý về tính chịu mất nước
Thiết lập sơđồ quan hệ họ hàng dựa vào kỹ thuật RAPD
Thăm dò xác định chất khoáng và nồng độ tác động thích hợp Phân lập gen LTP của giống lúa cạn chịu hạn tốt và chịu hạn kém Chọn lọc 5 giống lúa Đánh giá ảnh hưởng của KCl đến: - Đặc điểm sinh lý, hóa sinh liên
quan đến tính chịu mất nước - Năng suất - Chất lượng hạt Cơ sởđề xuất đặc trưng khác biệt sinh lý, hóa sinh của các giống chống chịu khác nhau và biện pháp tăng cường tính chịu mất nước của cây lúa cạn
Mô hình thí nghiệm của đề tài luận án được mô tả trên hình 2.1 và được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
- Từ 25 giống lúa cạn địa phương, chúng tôi tiến hành đánh giá một số
chỉ tiêu sinh lý về tính chịu mất nước do hạn, đồng thời xác định sự khác nhau về mặt di truyền giữa chúng dựa trên kỹ thuật RAPD.
- Thực hiện việc thăm dò các chất khoáng (CaCl2, CuCl2, KCl) và xác
định nồng độ xử lý và chất khoáng thích hợp để tăng cường tính chịu mất nước do hạn cho cây lúa cạn. Thí nghiệm này được thực hiện trên một giống trong 25 giống lúa nghiên cứu ở trên.
- Chọn 5 giống lúa có khả năng chịu mất nước khác nhau và đại diện cho các phân nhóm quan hệ họ hàng để đánh giá ảnh hưởng của KCl đến đặc
điểm sinh lý, hóa sinh liên quan đến tính chịu hạn, năng suất và chất lượng hạt.
- Phân lập và giải trình tự gen liên quan đến tính chịu mất nước – gen LTP của giống lúa cạn chịu hạn tốt và chịu hạn kém.