Ảnh hưởng của KCl đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa cạn

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 103 - 108)

M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả

110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL

3.3.5. Ảnh hưởng của KCl đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa cạn

suất của các giống lúa cạn

Năng suất lúa là một chỉ tiêu quan trọng và mục tiêu cuối cùng trong sản xuất lúa gạo. Đây cũng là một chỉ tiêu tổng hợp với nhiều yếu tố của giống tham gia bao gồm: Số bông/m2, tổng số hạt /bông, số hạt chắc /bông, khối lượng 1000 hạt, các yếu tố này có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Kết quả xác định các yếu tố cấu thành năng suất của vụ xuân được trình bày ở bảng 3.21. Số bông/m2 phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh hữu hiệu của giống. Số bông/m2 của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 133

đến 183 bông. Giống Klk có số bông/m2 cao nhất (177,6 bông), Mt có số

bông thấp nhất 133 bông. Xử lý KCl không ảnh hưởng nhiều đến số bông của các giống lúa cạn, xử lý KCl không làm tăng số bông hoặc tăng không đáng kể số bông so với đối chứng.

Bảng 3.21.Các yếu tố cấu thành năng suất của vụ xuân 2010 (α = 0,05) Giống CTTN Số bông/m2 hTổng số ạt/bông Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt lép (%) P 1000 hạt (gam) Bcc ĐC 158,40 ± 5,33 81,00 ± 2,83 65,47 ± 2,41 19,24 ± 0,38 29,03 KCl 158,40 ± 6,38 82,07 ± 2,86 66,20 ± 2,25 19,28 ± 0,42 29,00 Gb ĐC 165,60 ± 5,33 83,13 ± 2,47 65,60 ± 2,15 21,18 ± 0,43 27,10 KCl 166,80 ± 4,80 86,47 ± 1,91 68,60 ± 1,62 20,68 ± 0,43 27,10 Klk ĐC 177,60 ± 6,30 88,00 ± 2,4 81,73 ± 2,25 7,09 ± 0,60 23,61 KCl 183,60 ± 6,38 89,53 ± 1,97 84,00 ± 1,75 6,12 ± 0,48 23,93 Ln ĐC 154,80 ± 5,21 77,33 ± 2,61 66,20 ± 1,97 14,22 ± 0,57 31,20 KCl 152,40 ± 5,23 83,00 ± 2,11 71,27 ± 1,62 14,04 ± 0,42 31,00 Mt ĐC 133,20 ± 7,62 74,60 ± 2,48 64,73 ± 1,77 12,97 ± 0,72 20,40 KCl 141,60 ± 7,00 79,73 ± 2,67 68,73 ± 2,15 13,67 ± 0,62 20,50 Tổng số hạt/bông dao động từ 74,6 đến 89,53 hạt. Giống Mt có số

Còn giống Gb có tổng số hạt/bông cao, chỉ sau giống Klk nhưng tỉ lệ hạt lép/bông nhiều do đó số hạt chắc chỉ đạt mức trung bình so với các giống lúa còn lại. Số hạt chắc/bông và số hạt/ bông của giống Klk cao nhất ở các công thức so với các công thức tương ứng của Bcc, Gb, Ln và Mt, ở các chỉ tiêu này không có sự khác biệt nhiều giữa đối chứng và công thức xử lý KCl của cùng một giống.

Khối lượng nghìn hạt chủ yếu do yếu tố di truyền giống quyết định và cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Khối lượng nghìn hạt không có sự thay đổi giữa các công thức thí nghiệm của cùng giống, điều này chứng tỏ KCl không có ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của các giống lúa cạn nghiên cứu. Các giống lúa Ln, Gb và Bcc có khối lượng 1000 hạt cao lần lượt là 31 g, 29 g và 27 g. Giống Klk có khối lượng 1000 hạt đạt giá trị là 23 g, còn hạt của giống Mt là nhỏ nhất 20 g.

Bảng 3.22. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của vụ xuân 2010 Giống CTTN Năng suất LT (tạ/ha) Năng suất TT (tạ/ha)

Bcc ĐC 30,05 cd 24,59 bc KCl 30,36 cd 25,06 bc Gb ĐC 29,48 d 24,20 bc KCl 31,00 bcd 24,87 bc Klk ĐC 34,31 a 30,41 a KCl 36,91 ab 32,45 a Ln ĐC 31,97 bcd 22,29 c KCl 33,66 abc 25,80 b Mt ĐC 17,56 e 14,20 d KCl 20,07 e 15,87 d

(a, b, c, d ... so sánh Duncan, các số có cùng chữ cái theo cột không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05)

Năng suất lý thuyết là kết quả tổng hợp các yếu tố cấu thành năng suất. Kết quả xác định năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của 5 giống lúa

cạn trong vụ xuân được trình bày trong bảng 3.22. Năng suất lý thuyết cao nhất là giống Klk 34 tạ/ha (ĐC) và 36 tạ/ha (xử lý KCl), tiếp sau lần lượt là Ln, Bcc, Gb và thấp nhất là giống Mt. Ở các giống Bcc và Mt, xử lý KCl không làm thay đổi năng suất lý thuyết ở mức độ tin cậy là 95%.

Về năng suất thực thu của các giống lúa cạn nghiên cứu, giống Klk vẫn là giống có năng suất cao nhất ở cả công thức thí nghiệm (32,45 tạ/ha) và đối chứng (30,41 tạ/ha), năng suất thực thu của công thức thí nghiệm cao hơn đối chứng 2,04 ta/ha nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa. Giống Bcc và giống Gb có năng suất thực thu của có giá trị tương tự nhau. Giống Mt vẫn có giá trị năng suất thực thu thấp nhất trong năm giống lúa nghiên cứu (14,2 và 15,87 tạ/ha). Xử lý KCl không làm thay đổi năng suất thực thu ở các giống lúa nghiên cứu, chỉ trừ giống Ln là có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Vụ mùa là vụ sản xuất lúa có diện tích lớn nhất trong năm ở hầu hết các

địa phương ở nước ta. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa của các giống lúa nghiên cứu trong vụ mùa, cũng như đánh giá ảnh hưởng của KCl đến các yếu tố này. Các yếu tố cấu thành năng suất gồm: Số bông/m2, tổng số hạt /bông, số hạt chắc /bông, khối lượng 1000 hạt. Mặc dù các yếu tố này được hình thành tại các thời điểm và theo những quy luật khác nhau khác nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và yếu tố nào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, nếu một yếu tố bị

giảm sẽ làm cho năng suất sẽ giảm theo.

Bảng 3.23 trình bày kết quả xác định các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa cạn trong vụ mùa.

Bảng 3.23.Các yếu tố cấu thành năng suất của vụ mùa 2010 (α = 0,05) Giống CTTN Số bông/m2 Tổng số hạt /bông Số hạt chắc /bông Tỷ lệ hạt lép (%) P 1000 hạt (gam) Bcc ĐC 159,60 ± 7,00 95,73 ± 3,47 78,07 ± 2,83 20,70 ± 0,92 28,64 KCl 163,20 ± 6,45 98,00 ± 1,79 78,80 ± 1,55 17,39 ± 0,61 28,52 Gb ĐC 163,20 ± 4,11 81,33 ± 2,79 66,33 ± 2,94 20,21 ± 1,01 26,03 KCl 171,60 ± 10,67 82,27 ± 2,18 66,60 ± 2,33 18,29 ± 0,79 26,13 Klk ĐC 180,00 ± 5,55 98,07 ± 3,62 80,80 ± 3,08 17,65 ± 0,37 24,23 KCl 184,80 ± 4,47 98,60 ± 1,85 80,67 ± 1,91 18,27 ± 0,64 23,66 Ln ĐC 150,00 ± 7,99 90,33 ± 2,88 74,47 ± 2,25 17,49 ± 0,47 31,98 KCl 152,40 ± 7,00 98,53 ± 2,78 81,27 ± 2,48 17,58 ± 0,44 31,38 Mt ĐC 152,40 ± 5,52 78,00 ± 2,39 63,93 ± 2,48 18,25 ± 1,24 22,81 KCl 157,20 ± 6,91 83,33 ± 2,53 68,87 ± 2,03 17,31 ± 0,42 22,18 Số bông/m2 là yếu tố có ảnh hưởng lớn và sớm nhất đến năng suất của giống lúa. Số bông/m2 của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 150 đến 184 bông. Ở công thức đối chứng, giống Klk có số bông/m2 cao nhất 180 bông, giống Ln có số bông thấp nhất 150 bông. Ở các công thức thí nghiệm được xử lý KCl có số bông tăng không đáng kể so với đối chứng tăng khoảng 2 đến 8 bông.

Tổng số hạt/bông biến động từ 78 đến 98 hạt, tăng hơn so với vụ xuân. Giống Mt và Gb có số hạt/bông và số hạt chắc/bông thấp nhất. Còn ba giống Bcc, Klk và Ln có tổng số hạt/bông cao đều đạt trên 90 hạt, và số hạt chắc cũng ở mức cao hơn. Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt lép và số hạt/ bông không có sự khác biệt nhiều giữa đối chứng và công thức xử lý KCl của cùng một giống.

So với vụ xuân, khối lượng nghìn hạt của vụ mùa có tăng hơn ở các giống hạt nhỏ. Tuy nhiên, ở các công thức thí nghiệm khối lượng nghìn hạt không có sự thay đổi so với đối chứng của cùng giống. Như vậy, xử lý KCl

không làm ảnh hưởng đến khối lượng 1000 hạt của các giống lúa cạn nghiên cứu. Giống lúa Ln có khối lượng 1000 hạt cao nhất là 31g, tiếp sau là giống Bcc và Gb lần lượt là 28 g và 26 g. Khối lượng 1000 hạt của giống Klk là 24 g, còn hạt của giống Mt là nhỏ nhất 22 g.

Bảng 3.24. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của vụ mùa 2010 Giống CTTN Năng suất LT (tạ/ha) Năng suất TT (tạ/ha)

Bcc ĐC 35,50 a 28,98 ab KCl 36,71 ab 29,70 ab Gb ĐC 28,19 cd 23,40 d KCl 29,84 bc 26,32 c Klk ĐC 35,22 ab 29,33 ab KCl 35,27 ab 31,06 a Ln ĐC 35,74 ab 27,38 bc KCl 39,05 a 27,92 bc Mt ĐC 22,20 e 16,26 f KCl 24,02 de 20,71 e

(a, b, c, d ... so sánh Duncan, các số có cùng chữ cái theo cột không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α = 0,05)

Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động trong khoảng 22 đến 39 tạ/ha. Các giống Bcc, Klk và Ln đạt giá trị cao nhất ở cả

năng suất lý thuyết và năng suất thực thu. Giống Gb có tính chịu hạn tốt nhất nhưng lại có năng suất ở mức thấp hơn Bcc, Klk và Ln, giống lúa cạn có năng suất thấp nhất trong 5 giống lúa nghiên cứu là giống Mt. Chỉ có giống Mt là có sự sai khác thực sự về năng suất thực thu khi được xử lý KCl so với đối chứng. Đối với các giống còn lại, xử lý KCl có ảnh hưởng không nhiều đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu (bảng 3.24).

Như vậy, các giống lúa nghiên cứu có tiềm năng năng suất và có năng suất thực thu khác nhau. Ở cả vụ xuân và vụ mùa, giống lúa Klk là giống có

tính chịu hạn kém nhưng có năng suất cao. Do đó, có thể sử dụng giống Klk

để đưa vào sản xuất ở những vùng mà có nguồn nước tương đối đầy đủ và ổn

định, để có thể duy trì và thu được hiệu quả năng suất lúa gạo cao.

Đối với những khu vực hạn chế về nguồn nước, mục tiêu hàng đầu là giữ năng suất lúa ổn định tương đối khi hạn hán xảy ra, các giống lúa chịu hạn tốt và năng suất ở mức khá - trung bình như Bcc, Ln và Gb là các giống phù hợp cho sản xuất. Bên cạnh đó, các giống chịu hạn tốt cũng có thể được dùng làm nguồn vật liệu cho việc chuyển gen hoặc lai tạo thành các giống lúa vừa chống chịu mất nước tốt, vừa có năng suất và chất lượng cao.

Xử lý bởi KCl cũng có tác động làm gia tăng phần nào về năng suất lý thuyết và năng suất thực thu nhưng hầu hết sự sai khác này là không có ý nghĩa ở mức tin cậy là 95%. Do đó, cần thiết có những nghiên cứu và đánh giá sâu hơn về ảnh hưởng của KCl xử lý hạt trước khi gieo đến năng suất lúa.

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)