Đánh giá chất lượng hạt dựa trên một số chỉ tiêu hóa sinh 1 Hàm lượng protein và lipit tổng số

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 108 - 110)

M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả

110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL

3.3.6. Đánh giá chất lượng hạt dựa trên một số chỉ tiêu hóa sinh 1 Hàm lượng protein và lipit tổng số

3.3.6.1. Hàm lượng protein và lipit tổng số

Bên cạnh các tiêu chí về năng suất, tính chống chịu... chất lượng gạo là cũng một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn giống lúa.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc sản xuất lúa gạo ở nước ta không chỉ

hướng tới mục tiêu gia tăng về sản lượng lúa gạo, mà còn chú trọng vào việc tăng giá trị của lúa gạo trong xuất khẩu và trong tiêu dùng ở trong nước, đáp

ứng nhu cầu sử dụng lúa gạo chất lượng tốt ngày càng cao.

Để đánh giá chất lượng hạt của 5 giống lúa cạn, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng protein và lipit tổng số trong hạt, kết quả được thể hiện trên hình 3.9.

Hình 3.9. Hàm lượng protein và lipit trong hạt của các giống lúa cạn nghiên cứu

Một trong những đặc tính ưu việt của các giống lúa cạn địa phương là có chất lượng hạt tốt. Đây cũng là nguồn gen quý của các giống lúa cạn cần

được bảo tồn và khai thác hợp lý. Các giống lúa cạn mà chúng tôi nghiên cứu

đều có hàm lượng protein trong hạt khá cao dao động trong khoảng 10,8% (giống Mt) – 9,2% (giống Klk). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu cho rằng lúa cạn giàu protein hơn lúa nước, đặc biệt là lúa tẻ [1].

Theo nghiên cứu của Cleas B và đtg (1990), hàm lượng protein trong hạt còn liên quan đến tính chống chịu của cây trồng [68]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lộc (1992), Đinh Thị Phòng và đtg (1999), Trần Thị

Phương Liên (1999) khi phân tích hàm lượng protein trên các đối tượng như

thuốc lá, lúa và đậu tương cũng có kết luận tương tự [28], [30], [39]. Ở các công thức có xử lý KCl, lượng protein đều tăng cao hơn so với đối chứng, cụ

thể ở các giống là Bcc: 9,78 % (đối chứng) và 10,06% (ở công thức thí nghiệm), giống Gb là 9,38 - 10,55%, giống Klk 9,20 - 10,17%, giống Ln 10,66 - 10,67% và giống Mt là: 10,58 - 10,87%. Như vậy, xử lý KCl đã góp phần làm gia tăng hàm lượng protein trong hạt gạo của các giống lúa nghiên

cứu. Nguyễn Như Khanh và đtg (2003), Đỗ Hải Lan (2004) dùng KCl xử lý hạt lúa cũng thu được kết quả tương tự [24], [26].

Lipit chiếm hàm lượng rất thấp trong hạt lúa nhưng đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hạt. Thành phần lipit của hạt lúa có hai loại axit béo chủ yếu là axit oleic và axit linoleic, sau đó là axit palmitic. Lipit trong hạt không chỉ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của hạt gạo mà còn liên quan tới việc bảo quản hạt [161]. Trong các giống lúa nghiên cứu thì giống Bcc có hàm lượng lipit thấp nhất đạt 1,9%, còn hàm lượng lipit cao nhất là ở giống Klk 2,4%. Ngược lại với hàm lượng protein, ở

các công thức có xử lý KCl, hàm lượng lipit hầu như không có sự thay đổi

đáng kể so với đối chứng (hình 3.9).

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)