- Xác định hàm lượng prolin: Phân tích hàm lượng prolin theo phương pháp của Bates và đtg [59].
K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.3.2. Khả năng giữ nước và hàm lượng nước của mô lá ở thời kì cây mạ
khả năng chịu mất nước của cây lúa cạn.
3.1.3.2. Khả năng giữ nước và hàm lượng nước của mô lá ở thời kì cây mạ mạ
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa cạn thì thời kì mạ là thời gian cây dễ bị tổn thương do những tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh. Do đó, chúng tôi đã tiến hành xác định khả năng giữ nước của mô lá ở
thời kì cây mạ ba lá thật dựa trên kết quả theo dõi qua các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 4 giờ, 5 giờ và 6 giờ. Khả năng giữ nước của mô lá là một chỉ tiêu sinh lý đặc trưng cho khả năng chống chịu mất nước của cây.
Khả năng giữ nước của mô lá được biểu thị qua phần trăm lượng nước mất đi so với khối lượng mô lá tươi. Nếu lượng nước mất đi của cùng một khối lượng mô lá trên một đơn vị thời gian càng thấp thì cây đó có khả năng giữ nước càng cao và ngược lại, cùng một khối lượng mô lá trên một đơn vị
thời gian mà có lượng nước mất đi càng cao thì khả năng giữ nước của cây đó càng kém.
Lượng nước mất đi thấp hay lượng nước còn lại trong mô cao sẽ giúp cây có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện thiếu nước của môi trường. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khả năng giữ nước của mô lá ở tất cả các giống lúa cạn đều giảm dần qua thời gian thử nghiệm thể hiện ở sự gia tăng lượng nước mất đi (hình 3.1 và bảng 3.5).
Bảng 3.5. Tham số thống kê về lượng nước mất đi của mô lá (α = 0,05) Thời
điểm (% KL lá tCực tiểu ươi) Cực đại