Áp suất thẩm thấu của cây mạ

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 93 - 95)

M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả

3.3.2.4.Áp suất thẩm thấu của cây mạ

110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL

3.3.2.4.Áp suất thẩm thấu của cây mạ

Đặc tính chịu hạn của cây trồng là do nhiều yếu tố quyết định như đặc

điểm hình thái, giải phẫu; các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh ... Trong đó, sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu dịch bào là một phản ứng cơ bản đối với sự thiếu hụt nước. Vì thế, bên cạnh việc xác định hàm lượng một số chất có hoạt tính thẩm thấu chúng tôi còn xác định áp suất thẩm thấu của 5 giống lúa.

Từ kết quả phân tích áp suất thẩm thấu của các giống lúa ở bảng 3.15, chúng tôi thấy giữa các giống lúa nghiên cứu có sự biến động khác nhau về áp suất thẩm thấu. Giống Gb là giống có áp suất thẩm thấu cao nhất – 6,46 atm tiếp sau lần lượt là các giống Ln (6,09 atm), Bcc và Mt cùng đạt giá trị là 5,96 atm, cuối cùng là giống Klk chỉ đạt 4,22 atm. Khi tác động KCl, sự thay đổi áp thẩm thấu của cây mạ là không nhiều so với đối chứng trong điều kiện đủ

nước. Xếp theo thứ tự từ cao đến thấp về giá trị của áp suất thẩm thấu của các giống lần lượt là: Gb, Ln, Mt, Bcc và Klk.

Bảng 3.15. Áp suất thẩm thấu của cây mạ (α = 0,05)

Giống CTTN Áp suất thẩm thấu (atm) đủ nước sau 3 ngày hạn

Bcc ĐC 5,960 8,920 KCl 6,013 10,510 Gb ĐC 6,460 9,342 KCl 6,510 10,982 Klk ĐC 4,220 6,758 KCl 4,274 8,025 Ln ĐC 6,090 9,118 KCl 6,361 10,634 Mt ĐC 5,960 7,951 KCl 6,062 10,013

Sau ba ngày gây hạn, chỉ số áp suất thẩm thấu tăng lên ở tất cả các công thức thí nghiệm. Trong đó, giống Gb vẫn là giống có áp suất thẩm thấu cao nhất ở cả công thức đối chứng (9,342 amt) và công thức xử lý KCl (10,982). Giống Klk có áp suất thẩm thấu thấp nhất. Áp suất thẩm thấu cao của các giống khi xử lý KCl so với đối chứng trong điều kiện đủ nước và hạn có thể

liên quan đến gia tăng sự tổng hợp và tích lũy các chất có hoạt tính thẩm thấu (đường, prolin, axit hữu cơ ...).

Các nghiên cứu của Zhang và đtg (1999), Taix và Zeiger (1998) đã chỉ

ra rằng, áp suất thẩm thấu khác nhau của các giống cây trồng có thể do các gen hay QTL (quantitative trait loci) kiểm soát sự điều chỉnh thẩm thấu qui

định chiều hướng thích nghi khác nhau [160], [180].

năng chống chịu, chúng tôi cũng xác định hoạt độ của hai enzym trong hô hấp là catalase và peroxydase dưới tác động của KCl và điều kiện thiếu nước.

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 93 - 95)