Hàm lượng đường khử

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 88 - 89)

M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả

3.3.2.1.Hàm lượng đường khử

110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL

3.3.2.1.Hàm lượng đường khử

Trong các chất có hoạt tính thẩm thấu, đường tan là một yếu tố điều chỉnh thẩm thấu rất quan trọng đảm bảo cho cây hút nước từ môi trường. Hàm lượng đường cao trong cây góp phần tạo ra áp suất thẩm thấu cao giúp cây hút nước và giữ nước khi gặp hạn hay mặn [172].

Bảng 3.12. Hàm lượng đường khử (α = 0,05)

Giống CTTN Hàm lượng đường khử (% KL tươi) đủ nước sau 3 ngày hạn

Bcc ĐC 0,127 ± 0,003 0,134 ± 0,002 KCl 0,128 ± 0,001 0,138 ± 0,001 Gb ĐC 0,139 ± 0,001 0,145 ± 0,004 KCl 0,140 ± 0,006 0,155 ± 0,001 Klk ĐC 0,091 ± 0,002 0,097 ± 0,001 KCl 0,103 ± 0,002 0,113 ± 0,001 Ln ĐC 0,121 ± 0,006 0,132 ± 0,005 KCl 0,130 ± 0,002 0,144 ± 0,003 Mt ĐC 0,092 ± 0,002 0,109 ± 0,001 KCl 0,111 ± 0,005 0,131 ± 0,004

Kết quả phân tích hàm lượng đường khử ở bảng 3.12 cho thấy, hàm lượng đường khử trong cây của năm giống lúa cạn có sự biến đổi khác nhau. Trong đó, giống Gb có khả năng chịu hạn tốt có hàm lượng đường khử cao nhất 0,139 %, tiếp theo là giống Bcc 0,127%, rồi đến giống Ln 0,121% và giống Mt 0,092%, cuối cùng là giống chịu mất nước kém Klk 0,091%.

Sau khi xử lý KCl, trong điều kiện đủ nước hàm lượng đường khử

trong cây mạ của các giống tăng lên không đáng kể. Đối với giống Bcc hàm lượng đường khử tăng từ 0,127% lên 0,128%, giống Gb tăng từ 0,139% lên

đến 0,140%, giống Klk tăng từ 0,091% lên tới 0,103%, giống Ln tăng từ

0,121% đến 0,130%, còn giống Mt tăng từ 0,092 đến 0,111%.

Trong điều kiện gây hạn, hàm lượng đường gia tăng ở tất cả các giống,

đây là phản ứng chống chịu với điều kiện mất nước của cây lúa cạn. Giống Gb vẫn là giống có hàm lượng đường cao nhất ở cả công thức đối chứng và xử lý KCl, giống Ln có trị số thấp hơn, sau đó là giống Bcc, giống Mt và giống Klk. Hàm lượng đường khử trong các giống lúa cạn có xử lý KCl cũng có biến động tương tự như trong các công thức đối chứng.

Kết quả này của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Võ Minh Thứ khi so sánh hàm lượng đường khử ở các giống lúa chịu mặn khác nhau dưới tác động của mặn và mặn có xử lý KClO3 [48].

Như vậy, trong cây mạ của các giống lúa có khả năng chịu hạn tốt thì cũng có hàm lượng đường khử cao. Trong mối liên quan với tính chống chịu của cây trồng thì hàm lượng đường cao cũng là cơ sở cho thực vật chống chịu theo cơ chế thẩm thấu đối với những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh [28], [39], [43].

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 88 - 89)