M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả
110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
1. Đặc điểm khác biệt sinh lý, hóa sinh của các giống lúa cạn chịu mất nước tốt (Gb) so với giống kém chống chịu (Klk) là có trị số cao hơn về diệp lục tổng số, diệp lục liên kết, chỉ số chịu hạn, sức hút nước của hạt, khả năng giữ
nước của mô lá và lượng nước trong mô lá.
2. Sử dụng KCl với nồng độ 17,45 mM để xử lý hạt trước khi gieo có tác dụng tốt đối với các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của cây mạ, từ đó dẫn tới làm thay đổi hàm lượng protein và hàm lượng axit amin trong protein gạo nhưng không làm thay đổi rõ rệt hàm lượng lipit trong hạt, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
3. Đã đánh giá sựđa dạng di truyền của các giống lúa cạn nghiên cứu bằng kỹ
thuật RAPD, xác định được quan hệ di truyền giữa 25 giống lúa cạn địa phương, các giống lúa cạn chịu mất nước kém và các giống lúa cạn chịu hạn tốt phân bốở hai nhánh khác nhau với khoảng cách di truyền là 21%.
4. Đã phân lập và xác định được trình tự gen mã hoá LTP từ ba giống lúa cạn
địa phương. So sánh và phân tích trình tự gen mã hoá LTP và trình tự axit amin suy diễn của LTP ở ba giống lúa cho thấy độ tương đồng của giống Gb và giống Bcc với giống Yukihikari là 100%, còn với so với giống Klk có độ
tương đồng là 98,1%.
ĐỀ NGHỊ
1. Xử lý hạt trước khi gieo bằng KCl 17,45 mM (0,13%) là một biện pháp tốt góp phần tăng cường khả năng chịu mất nước của cây lúa cạn và góp phần cải thiện chất lượng hạt.
2. Giống Gb là giống lúa có khả năng chịu mất nước và có chất lượng hạt tương đối tốt trong các giống lúa nghiên cứu, có thể tuyển chọn cho sản xuất
ở những khu vực hạn chế về nguồn nước và làm nguồn vật liệu cho lai tạo giống chống chịu mất nước.
3. Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về chức năng, biểu hiện và vùng điều khiển của gen LTP trong điều kiện bị mất nước.