M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả
110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL
3.3.1. Hàm lượng kali trong hạt và trong cây mạ sau khi xử lý KCl
Chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng kali trong hạt và trong thân lá của cây mạ sau khi ngâm hạt bằng dung dịch KCl nồng độ 17,45mM để đánh giá tác động của KCl cũng như xác định mối liên quan giữa hàm lượng KCl trong mô cây với một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến tính chịu mất nước của cây lúa cạn. Kết quả phân tích được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Hàm lượng kali tổng số
Giống CTTN
Hàm lượng K2O tổng số (% khối lượng khô)
Hạt sau khi
ngâm % so với ĐC Cây mạ % so với ĐC
Bcc ĐC 0,319 100,00 0,8 100,00 KCl 0,323 101,25 0,88 110,00 Gb ĐC 0,364 100,00 0,86 100,00 KCl 0,384 105,49 0,92 106,98 Klk ĐC 0,277 100,00 0,77 100,00 KCl 0,290 104,69 0,83 107,79 Ln ĐC 0,295 100,00 0,74 100,00 KCl 0,341 115,59 0,89 120,27 Mt ĐC 0,334 100,00 0,84 100,00 KCl 0,347 103,89 0,89 105,95
giống Klk là thấp nhất 0,277% và giống Gb có hàm lượng kali trong hạt cao nhất 0,364% khối lượng khô. Sau khi xử lý hạt bằng KCl thì hàm lượng kali trong hạt của cả năm giống lúa cạn đều tăng lên so với công thức đối chứng. Giống Ln có hàm lượng kali tăng cao nhất so với đối chứng (115,59%), tuy nhiên giống Gb vẫn là giống có hàm lượng kali trong hạt sau khi xử lý là cao nhất 0,384%.
Ở giai đoạn cây mạ, hàm lượng kali (% khối lượng khô) trong thân lá cây mạ tăng lên cao hơn so với lượng kali trong hạt sau khi ngâm dao động trong khoảng 0,74 % (giống Klk) đến 0,86% (giống Gb) ở các lô đối chứng, còn trong các lô thí nghiệm là từ 0,83% (giống Klk) đến 0,92% (giống Gb). Giống Gb vẫn là giống có hàm lượng KCl trong thân lá cao nhất trong cả hai công thức thí nghiệm, đây có thể là một nguyên nhân làm cho Gb có khả năng chống chịu mất nước cao nhất trong các giống lúa nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ kali được xử lý đã xâm nhập vào hạt và được tích lũy trong cây mạ về sau.
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng khoáng trong cây có liên quan đến tính chống chịu của thực vật. Võ Minh Thứ (1999) khi phân tích hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây mạ lúa có tính chịu mặn khác nhau đã kết luận là giống chịu mặn tốt thì có hàm lượng K và N lớn hơn các giống kém chịu mặn [48]. Nghiên cứu của Hoffmann (2010) trên cây củ cải đường cho thấy khi cây gặp hạn hàm lượng kali trong củ tăng cao so với trong điều kiện
đủ nước [88]. Naga Amrutha (2007) cũng có kết luận tượng tự về hàm lượng kali trong các tế bào mô sẹo của lúa trong điều kiện tress muối [125].