Sức hút nước của hạt

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 58 - 61)

- Xác định hàm lượng prolin: Phân tích hàm lượng prolin theo phương pháp của Bates và đtg [59].

K ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.3.1. Sức hút nước của hạt

Trong quá trình nảy mầm của hạt, nước được xem là yếu tố khởi động cho các biến đổi sinh lý, hóa sinh ở thời kỳ này. Đối với lúa cạn, do việc gieo trồng trực tiếp trên đất cao, phải chịu các điều kiện không thuận, thời tiết khô gây nên sự thiếu nước, nên khả năng hút nước nhanh giúp cho cây tận dụng

được nguồn nước tốt hơn và có thể sinh trưởng phát triển bình thường khi thiếu nước ngắn hạn. Vì vậy, việc xác định sức hút nước của hạt góp phần

hạt của 25 giống lúa cạn địa phương được thể hiện trên bảng 3.4.

Bảng 3.4. Sức hút nước của hạt lúa (α = 0,05)

STT Giống Lượng nước hút vào (g/g hạt)

Sau 24 giờ TTCH Sau 36 giờ TTCH Sau 72 giờ TTCH

1 Bcc 0,344 ± 0,017 6 0,358 ± 0,008 12 0,386 ± 0,024 15 2 Bcs 0,367 ± 0,036 5 0,425 ± 0,042 3 0,484 ± 0,046 1 3 Bct 0,212 ± 0,015 23 0,303 ± 0,004 22 0,349 ± 0,022 22 4 Bic 0,309 ± 0,024 12 0,349 ± 0,031 14 0,462 ± 0,018 7 5 Blt 0,242 ± 0,020 20 0,277 ± 0,022 24 0,345 ± 0,007 24 6 Blx 0,263 ± 0,030 19 0,343 ± 0,033 15 0,424 ± 0,034 12 7 Bsn 0,369 ± 0,076 3 0,395 ± 0,069 7 0,440 ± 0,079 9 8 Gb 0,379 ± 0,033 2 0,430 ± 0,023 1 0,480 ± 0,044 2 9 Kk 0,239 ± 0,040 22 0,304 ± 0,031 21 0,346 ± 0,031 23 10 Kld 0,209 ± 0,018 24 0,274 ± 0,020 25 0,372 ± 0,022 18 11 Klk 0,272 ± 0,025 17 0,287 ± 0,024 23 0,333 ± 0,014 25 12 Km 0,289 ± 0,007 16 0,365 ± 0,018 11 0,425 ± 0,031 11 13 Kn 0,368 ± 0,022 4 0,416 ± 0,023 4 0,450 ± 0,016 8 14 Kp 0,324 ± 0,020 9 0,398 ± 0,021 6 0,471 ± 0,021 5 15 Kpl 0,386 ± 0,019 1 0,429 ± 0,010 2 0,472 ± 0,021 4 16 Kt 0,310 ± 0,014 11 0,334 ± 0,015 17 0,380 ± 0,019 17 17 Kx 0,205 ± 0,043 25 0,369 ± 0,058 10 0,384 ± 0,047 16 18 Ln 0,294 ± 0,023 15 0,377 ± 0,024 9 0,404 ± 0,027 14 19 Lo 0,304 ± 0,020 13 0,330 ± 0,030 18 0,357 ± 0,043 20 20 Ltn 0,325 ± 0,020 8 0,350 ± 0,023 13 0,426 ± 0,037 10 21 Md 0,264 ± 0,024 18 0,313 ± 0,006 20 0,350 ± 0,012 21 22 Mt 0,301 ± 0,013 14 0,340 ± 0,016 16 0,420 ± 0,013 13 23 Nn 0,321 ± 0,028 10 0,399 ± 0,031 5 0,464 ± 0,031 6 24 Nro 0,242 ± 0,005 21 0,323 ± 0,006 19 0,372 ± 0,022 19 25 Ss 0,344 ± 0,036 7 0,388 ± 0,044 8 0,473 ± 0,050 3 (TTCH: Số thứ tự chịu hạn)

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, sức hút nước vào hạt của các giống đều gia tăng qua các thời điểm theo dõi, tuy nhiên lượng nước hút vào của từng giống lại có sự sai khác với nhau. Sau 24 giờ ngâm hạt, lượng nước được hút vào trong hạt của giống Kpl và Gb lớn nhất (0,386 và 0,379 g/g hạt) và cùng mức với lượng nước hút vào hạt từ 0,3 g/g hạt trở lên còn có các giống: Bcc, Bcs, Bic, Bsn, Kn, Kp, Kt, Lo, Ltn, Mt, Nn, Ss. Ở thời điểm này, giống Kx là giống có lượng nước hút vào hạt thấp nhất chỉ đạt 0,205 g/g hạt. Hạt của 10 giống còn lại đều có sức hút nước trong khoảng trên 0,2 đến cận 0,3 g/g hạt.

Sau 48 giờ, sức hút nước của hạt có sự thay đổi rất khác biệt giữa các giống lúa. Giống Gb vẫn tiếp tục đứng đầu với lượng nước hút vào là 0,430 g/g hạt và cùng ở nhóm giống có mức hút nước vào hạt trên 0,4 g/g hạt chỉ có 3 giống (Bcs, Kn, Kpl). Ở thời điểm theo dõi này, đa số các giống (19 giống) là có lượng nước hút vào từ 0,3 g/g hạt đến cận 0,4 g/g hạt. Và hạt hút nước thấp nhất thuộc về các giống: Klk 0,287 g/g hạt, Blt 0,277 g/g hạt và Kld 0,274 g/g hạt.

Kết quả xác định sức hút nước của hạt sau 72 giờ cho thấy, giống Bcs và Gb ở mức cao nhất đạt 0,484 và 0,480 g/g hạt, có 12 giống khác cùng ở

mức nước hút vào trên 0,4 g/g hạt như giống Bcs và Gb, còn lại là các giống có lượng nước hút vào thấp hơn trong khoảng trên 0,3 g/g hạt đến cận 0,4 g/g hạt bao gồm các giống Bcc, Bct, Blt, Kk, Kld, Klk, Kt, Kx, Lo, Md, Nro.

Như vậy, sức hút nước của hạt lúa biến đổi khác nhau qua từng thời

điểm theo dõi và khác nhau giữa các giống, trong đó hạt của giống Gb có sức hút nước cao ở tất cả các thời điểm theo dõi (ở vị trí số 2 sau 24 và 72 giờ, ở

vị trí số 1 sau 36 giờ), điều đó chứng tỏ giống Gb có khả năng sử dụng được nguồn nước nhanh giúp cây có thể chống chịu hạn tốt hơn ở giai đoạn sinh trưởng phát triển đầu.

sức trương của hạt, thành phần chất dự trữ và cấu tạo vỏ trấu. Lượng nước hút vào trong hạt tỷ lệ thuận với sức trương của hạt và tỷ lệ nghịch với độ dày vỏ

trấu, vỏ trấu dày làm cản trở lượng nước đi vào trong hạt [85].

Trong mô cây, nước đóng vai trò sinh lý rất quan trọng giúp cho các hoạt động sinh lý của cây diễn ra thuận lợi và là cơ sở cho tính chống chịu với

điều kiện bất lợi của ngoại cảnh. Vì vậy, việc xác định khả năng giữ nước và

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)