ẢNH HƯỞNG KCl ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU MẤT NƯỚC CỦA LÚA CẠN

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 84 - 86)

M: thang AND chuẩn, 1: Giằng bau, 2: Khẩu lẩy khao, 3: Blào cô cả

110 120 130 Blào cô cả LCTAIKANIL GINLNIPVDL SLLLNYCHKT CPSDFTCPL

3.3. ẢNH HƯỞNG KCl ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ, HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU MẤT NƯỚC CỦA LÚA CẠN

QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG CHỊU MẤT NƯỚC CỦA LÚA CẠN

Theo một số nghiên cứu cho thấy xử lý hạt bằng KCl trước khi gieo đã cho kết quả tốt về khả năng sinh trưởng, tính chống chịu hạn, chịu lạnh và ảnh hưởng đến phẩm chất của hạt [23], [25], [26], [27]. Chúng tôi đã làm thí nghiệm thăm dò để xác định nhanh nồng độ có tác dụng tốt đối với tính chịu mất nước của lúa dựa trên chỉ tiêu khả năng hút nước của hạt và tỷ lệ nảy mầm của hạt của giống Klk (phụ lục 3).

Trong thực tế lúa cạn thường được gieo thẳng tại các ruộng, nương (thường ở địa hình đất cao và dốc) và sinh trưởng phát triển dựa vào nước

mưa, nên nước là yếu tố hạn chế hàng đầu cho sự sinh trưởng của cây lúa cạn. Vì thế, nếu hạt của giống lúa nào có khả năng hút nước được tốt cùng với tỷ

lệ nảy mầm cao sẽ đảm bảo được sinh trưởng và năng suất về sau tốt hơn [93].

Qua kết quả của các công thức thí nghiệm cho thấy, KCl với nồng độ

17,45 mM xử lý hạt trước khi gieo là chất có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng và tính chống chịu của cây mạ. Kết quả này cũng tương tự như kết luận của Kathiravan và đtg, (2008) trong các chất sử dụng để xử lý hạt trước khi gieo là sắt sunphat (FeSO4), kẽm sunphat (ZnSO4), mangan sunphat (MnSO4), canxi clorua (CaCl2) và kali clorua (KCl2), thì kali clorua là có hiệu quả tốt nhất [101]. Nghiên cứu của Farooq và đtg (2010) dùng CaCl2, và KCl xử lý hạt lúa trước khi gieo cũng thu được kết quả là các hạt lúa có thời gian nảy mầm nhanh hơn, tỷ lệ nảy mầm cao hơn và sức sống tốt hơn so với đối chứng [75].

Vì vậy, chúng tôi chọn KCl với nồng độ 17,45 mM xử lý hạt trước khi gieo đểđánh giá sâu hơn vềảnh hưởng của KCl đến tính chịu hạn của cây lúa nhằm góp phần xây dựng biện pháp tăng cường tính chịu hạn nói riêng và tính chống chịu mất nước nói chung của cây trồng.

Cùng với việc xác định nguyên tố khoáng với nồng độ thích hợp để xử

lý hạt trước khi gieo, chúng tôi chọn 5 giống lúa là: Bcc, Gb, Klk, Ln, Mt dựa trên kết quả nghiên cứu phân nhóm quan hệ di truyền của các giống lúa cạn

địa phương, để tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của KCl nồng độ 17,45mM đến một số chỉ tiêu hóa sinh liên quan đến tính chịu mất nước. Trong đó, các giống Bcc, Gb và Ln đều cùng nằm trong trong một nhánh của cây phân nhóm di truyền, các giống kém chống chịu hơn là Mt và Klk nằm ở nhánh khác. Mỗi giống được xử lý theo hai công thức:

- Thí nghiệm: ngâm hạt trong dung dịch kali clorua (KCl) 17,45mM Hạt thóc được ngâm trong dung dịch KCl 17,45mM và nước cất 48 giờ ở 300C, sau đó được vớt ra ủ trong các hộp petri, rồi được trồng trong các chậu cát, khi cây mạ được ba lá thật thì tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý hóa sinh trong điều kiện đủ nước và sau khi ngừng tưới nước 3 ngày.

Một phần của tài liệu So sánh đặc điểm sinh lý, hoá sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của một số giống lúa cạn trồng tại tỉnh thái nguyên dưới tác động của KCl xử lý hạt trước khi gieo (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)