Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 57 - 59)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.3.1.5. Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C.

Trên thực tế NHNo&PTNT VN đã có các văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình nghiệp vụ thanh toán XK bằng các phương thức khác nhau như Quyết định số 1998/NHNo&PTNT-QHQT ngày 15/12/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Nhưng còn có một số điểm chưa đáp ứng được yêu cầu trong thực tế như:

- Chưa phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng phòng, bộ phận trong nghiệp vụ TTQT. Do vậy dẫn đến sự phối kết hợp giữa các bộ phận, các phòng chức năng giữa nội bộ Chi nhánh còn chưa được chặt chẽ, linh hoạt, do đó chưa tạo được một dịch vụ khép kín “một cửa” từ thanh toán, tín dụng đến kinh doanh ngoại tệ cho khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng cần rất nhiều mẫu giấy tờ trong một bộ hồ sơ và mất thời gian để chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác. Vì vậy, làm giảm sức cạnh tranh của các Chi nhánh NHNo&PTNT VN so với các NH thương mại khác.

- Một số mẫu biểu theo văn bản quy định chưa thuận tiện trong việc cập nhật thông tin và đôi khi còn gây ra sự khó hiểu như: sen lẫn giữa tiếng Việt và tiếng Anh ( mẫu thông báo chuyển nhượng bằng thư tín dụng, yêu cầu thư TDCT), điều khoản chưa ngắn gọn, xúc tích ( đơn xin mở L/C).

- Văn bản về quy trình nghiệp vụ về TTQT đã ra đời từ ngay khi có nghiệp vụ TTQT (QĐ 1998/NHNo&PTNT-QHTH là văn bản mới nhất) nhưng văn bản liên quan đến quy trình tổ chức luân chuyển điện giao dịch TTQT giữa Sở quản lý và các Chi nhánh tham gia hệ thống SWIFT nội bộ chưa có. Do vậy việc vận hành mạng SWIFT tại các Chi nhánh còn mang tính chủ quan, chưa bài bản.

- Quy định việc mở L/C còn một số điểm còn khá nguyên tắc và cứng nhắc như: đối với khách hàng ký quỹ đủ 100% phải ký quỹ cả tỷ lệ vượt giá trị của L/C do dung sai (nếu có), khách hàng không ký quỹ đủ 100% thì phải có hồ sơ tín dụng nhận nợ để trống cho phần giá trị chưa được ký quỹ.

- Trường hợp Chi nhánh NHNo&PTNT VN nhận được L/C hoặc L/C sửa đổi trực tiếp ( qua đường thư ) phải gửi về Sở Quản lý để xác thực chứ Chi nhánh không tự đi xác thực ngay cả khi ngân hàng cần đến xác thực ở chung địa bàn.

- Các quy định về nhận diện rủi ro, về xử lý các tình huống chưa có, chưa thành tư tưởng chung của cả hệ thống, nên mỗi sự việc phát sinh tuỳ thuộc vào việc đánh giá rủi ro của từng cán bộ, từng Chi nhánh lại đưa ra các cách xử lý khác nhau dễ dẫn đến rủi ro và mất uy tín cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 57 - 59)