Những nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 67 - 70)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.3.4.2 Những nguyên nhân khác.

- Sự bùng nổ về số lượng hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh, 2 Ngân hàng chính sách, 26 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, trên 50 NHTM cổ phần), làm cho tính cạnh tranh trở nên gay gắt, sự chia sẻ khách hàng, phân chia thị trường là điều khó tránh khỏi..Đặc biệt, trong lĩnh vực thanh toán, các ngân hàng nước ngoài nằm trong tổ chức đa quốc gia tỏ ra có nhiều lợi thế do có nhiều kinh nghiệm cũng như thuận lợi trong việc quản lý được chu trình thanh toán khép kín đối với người XK, người NK cũng như người gửi tiền, người nhận tiền....

- Trong một số giai đoạn, cán cân thanh toán vãng lai và cán cân thương mại quốc tế của nước ta còn thâm hụt nghiêm trọng, dẫn đến mất cân đối giữa cung và cầu về ngoại tệ, buộc Nhà nước phải áp dụng các biện pháp hành chính để tăng cung về ngoại tệ, ảnh hưởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT.

- Chính sách thương mại chưa ổn định: Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, điều kiện để doanh nghiệp được phép hoạt động XNK, song thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Có những mặt hàng trước kia cho phép NK, song do tình trạng hàng nhập về quá nhiều, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước nên Chính phủ lại cấm nhập làm cho các doanh nghiệp rất khó khăn trong hướng giải quyết vì đã làm thủ tục mở L/C, có nghĩa vụ phải thanh toán khi người bán giao hàng và xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.

Bên cạnh đó, mặc dù kêu gọi hỗ trợ đầu tư cho XK song Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp XK, chưa chú trọng đến nghiên cứu thị trường nước ngoài, chưa biết liên kết các hiệp hội ngành nghề để nắm bắt kịp thời nhu cầu, thông tin về mặt hàng, ngành hàng của

phía nước ngoài đồng thời có biện pháp nhằm bảo vệ những doanh nghiệp hoạt động chân chính, có đóng góp nhiều lợi ích kinh tế đất nước.

- Trong hoạt động XNK các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Chưa xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngân hàng khi tham gia hoạt động XNK. Việc quản lý lô hàng NK khi khách hàng mất khả năng thanh toán chưa tuân theo luật pháp quốc tế, gây rủi ro cho ngân hàng phát hành L/C.

- Chưa có cơ chế quản lý và biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tệ nạn buôn bán hàng lậu qua biên giơí, gây chảy ngoại tệ mạnh ra khỏi quốc gia ngày càng nghiêm trọng. Lượng ngoại tệ thanh toán “chui” ngoài hệ thống thanh toán của các ngân hàng luôn là vấn đề nổi cộm đối với các nhà quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong đó có phương thức tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại là một trong những sản phẩm dịch vụ quan trọng của ngân hàng. Vì việc phát triển nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nó không những mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, góp phần vào nâng cao vai trò của một ngân hàng đối với khách hàng ở trong nước mà còn tạo uy tín của ngân hàng đó ở các nước khác trên thế giới. Do vậy với yêu cầu hội nhập hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng quan tâm đến hoạt động thanh toán quốc tế, không ngừng nâng cao chất lượng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Tuy nhiên, với những hạn chế, tồn tại mang tính khách quan của nền kinh Việt Nam nói chung thì việc các ngân hàng cũng như Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM còn một số tồn tại trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng như trong phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ cũng là một việc khó tránh khỏi.

Nhìn nhận ra những mặt được và đặc biệt là những mặt còn thiếu sót tồn tại để ngày càng hoàn thiện và phát triển là yêu cầu đòi hỏi không chỉ tại hệ thống NHNo&PTNT VN nói chung, các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM nói riêng mà tất cả các ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 67 - 70)