Đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT vừa thiếu, vừa yếu.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 59 - 60)

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

2.3.2.1 Đội ngũ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT vừa thiếu, vừa yếu.

Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường có mức độ cạnh tranh khá gay gắt đặc biệt ở trong lĩnh vực ngân hàng, do vậy đòi hòi yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và có cán bộ có trình độ chuyên môn. Đối với nghiệp vụ TTQT, ngoài trình độ nghiệp vụ ngân hàng còn đòi hỏi cán bộ còn phải có trình độ về ngoại ngữ và nghiệp vụ ngoại thương.

Đối với cấp lãnh đạo: hầu hết các cấp lãnh đạo Chi nhánh chưa qua đào tạo về các nghiệp vụ TTQT nên khá lúng túng trong chỉ đạo triển khai nghiệp vụ, thiếu tự tin khi tiếp xúc với khách hàng, nhất là các đối tượng khách hàng thuộc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Đối với cán bộ nghiệp vụ: thực tế khảo sát đến thời điểm 31/12/2006, trên 26 Chi nhánh NHNo&PTNT VN trên địa bàn Tp.HCM chỉ có 10 Chi nhánh thành lập phòng nghiệp vụ TTQT và có khoảng 105 cán bộ làm nghiệp vụ TTQT, trong đó 42 cán bộ chuyên về nghiệp vụ TTQT, số còn lại kiêm nhiệm công tác tín dụng và kế toán.

( Phụ lục số 4: Các chi nhánh NHNo&PTNT VN tại Tp.HCM đến 31/12/2006).

Về trình độ nghiệp vụ: có 19/105 cán bộ có trình độ đại học ngoại thương, 87/105 cán bộ có trình độ đại học ngân hàng, 15 cán bộ trình độ đại học và cao đẳng khác.

Về trình độ ngoại ngữ có: 47/105 cán bộ có trình độ đại học ngoại ngữ, 23/105 cán bộ có trình độ C ngoại ngữ, 30/105 cán bộ có trình độ B, số còn lại là trình độ A.

Tuy hầu hết cán bộ làm nghiệp vụ TTQT đều được NHNo&PTNT Việt nam tổ chức đào tạo về nghiệp vụ ngắn ngày. Tuy nhiên đào tạo chưa thực sự có bài bản, còn tràn lan và chưa gắn nhiều với thực tiễn nên phát sinh đào tạo chi

phí lớn nhưng chất lượng chưa cao. Các buổi hội thảo không tổ chức thường xuyên theo từng cấp, khu vực và chưa có giao lưu, liên kết với các ngân hàng khác nên hiệu quả chưa cao. Điều này dẫn đến, các cán bộ còn hạn chế về hiểu biết luật pháp trong nước và quốc tế, giải quyết công việc còn theo cảm tính và kinh nghiệm từ người làm trước truyền cho người làm sau.

Bên cạnh đó, các Chi nhánh chưa có những chính sách khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài và chính sách đãi ngộ những cán bộ có năng lực. Do vậy phần lớn những cán bộ có trình độ giỏi sẽ không thực sự phát huy hết năng lực của mình đồng thời cũng không gắn bó với ngân hàng.

Như vậy với lực lượng và trình độ cán bộ nghiệp vụ TTQT như trên thì các Chi nhánh NHNo&PTNT VN tại tp.HCM thực sự chưa thể cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ với các NHTM khác.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 59 - 60)