1 Khái niệm: UCP là quy tắc và thực hành thống nhất về TDCT UCP là văn bản được sử dụng được dẫn chiếu, soạn thảo cho phương thức thanh

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 27 - 29)

UCP là văn bản được sử dụng được dẫn chiếu, soạn thảo cho phương thức thanh toán TDCT.

Năm 1951, UCP được ban hành lần đầu, qua nhiều lần bổ sung sửa đổi, cho đến nay có 5 bản sửa đổi và đến nay văn bản áp dụng là UCP 500. Đây là cẩm nang lớn nhất cho giới kinh doanh ngoại thương trên toàn thế giới. Ngoại trừ Mỹ và Colombia là hai nước duy nhất chấp nhận UCP là một bộ phận của hệ thống pháp luật của họ, các nước còn lại đều nhìn nhận là văn bản trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng các nước muốn trao đổi giao dịch đều phải tuân thủ.

Mục tiêu cốt yếu của UCP là hỗ trợ thương mại quốc tế phát triển hơn, tăng cường tính hiệu quả của phương thức TDCT.

1.2.5.2 – Giới thiệu về UCP 500 (ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 1993 revision, Publication No 500): Documentary Credits, 1993 revision, Publication No 500):

UCP 500 gồm có 49 điều khoản, chia làm 7 chương quy định quyền lợi và nghĩa vụ, điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia vào hoạt động TDCT, quy tắc kiểm tra chứng từ và các quy định khác. Trong đó những nội dung chính là quy định:

- Nguyên tắc chung và định nghĩa về TDCT. - Hình thức và thông báo thư tín dụng.

- Nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng. - Chứng từ.

- Những điều khoản khác như: số lượng hàng hoá và số tiền, giao hàng từng phần, ngày hết hiệu lực, cách bốc xếp hàng, xuất trình chứng từ…

- Chuyển nhượng L/C và nhượng tiền thu được.

Ngoài UCP 500 còn có một số văn bản khác liên quan đến phương thức TDCT như:

+ ISPB 645: Năm 2003, ICC cho ra đời ấn phẩm ISPB 645 ( International Standard Banking Practice for The examination of Documents under Documentary credits) – tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ theo TDCT, gồm 200 quy tắc. ISBP là một bộ phận đính kèm của UCP 500 nhằm đưa ra những cách giải thích thống nhất trong việc kiểm tra chứng từ cho các ngân hàng và các khách hàng tham gia phương thức thanh toán TDCT.

+ e UCP 1.0: là phụ trương về xuất trình chứng từ điện tử, gồm 12 điều khoản, được sử dụng đồng thời cùng UCP 500, có hiệu lực từ 01/4/2002, mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thương mại điện tử đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Theo thống kê của Ủy ban thương mại ngân hàng – Phòng thương mại quốc tế, hiện nay có 60 -70% các L/C thanh toán giữa các nước bị từ chối thanh toán, vì chứng từ không phù hợp với L/C và UCP 500. Nguyên nhân là do tập

quán các nước về việc lập các chứng từ không giống nhau và UCP 500 đề ra những yêu cầu lập chứng từ còn thiếu và đặc biệt là còn chưa rõ ràng.

Vì vậy, hiện nay Ủy ban thương mại ngân hàng - Phòng thương mại quốc tế ICC đã soạn thảo UCP 600, được ICC thông qua ngày 25/10/2006 và sẽ chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2007, có thể sử dụng thay thế cho UCP 500.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 27 - 29)