Quyền lợi và nghĩa vụ của các ngân hàng trong phương thức TDCT:

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 25 - 27)

có các Ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán như: Ngân hàng xác nhận (The Confirming bank), Ngân hàng thanh toán (The Paying bank)...

1.2.4.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các ngân hàng trong phương thức TDCT: TDCT:

+ Ngân hàng mở L/C: có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C của người mua để mở L/C cho người bán và tìm cách thông báo việc mở L/C này cho người bán biết. Ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình thông qua ngân hàng thông báo ( ngân hàng thanh toán) xem có phù hợp với L/C hay không. Nếu phù hợp thì Ngân hàng phải thanh toán tiền cho người bán và nhận chứng từ. Sau khi trả tiền cho người bán, Ngân hàng trao bộ chứng từ cho người mua và thu tiền lại của người mua. Ngân hàng mở L/C được thu phí mở L/C, tu chỉnh L/C (nếu có), phí thanh toán L/C và phí khác liên quan.

+ Ngân hàng thông báo L/C – Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán: theo quy định của ICC, Ngân hàng thông báo phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bộ chứng từ và L/C gởi tới Ngân hàng mở L/C để đòi hộ tiền cho người hưởng

lợi. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ Ngân hàng thông báo được hưởng một khoản phí gọi là phí thông báo L/C và các khoản phí sửa đổi L/C (nếu có).

1.2.4.3. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT:

Trình tự nghiệp vụ thanh toán được tiến hành theo sơ đồ sau : (2) (6) (7) Mở L/C Ngân hàng Ngân hàng thông báo (3) (5) (8) (9) (1) (8) (4) Hợp đồng (người NK) Người mua (người XK) Người bán

Bước 1: Căn cứ trên cơ sở hợp đồng mua bán, người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến Ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu mở một L/C cho người XK.

Bước 2: Căn cứ vào đơn xin mở L/C và các chứng từ khác có liên quan, Ngân hàng của người NK lập một L/C và gửi cho người XK thông qua Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài hoặc là ngân hàng của người hưởng lợi (với tư cách là Ngân hàng thông báo).

Bước 3: Ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người XK toàn bộ nội dung L/C.

Bước 4: Người XK (người hưởng lợi) nhận được L/C do Ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra L/C, nếu đồng ý thì sẽ tiến hành giao hàng cho người NK, nếu không đồng ý thì đề nghị người NK sửa đổi hoặc bổ sung thêm vào L/C cho đến khi nào hoàn chỉnh thì mới giao hàng.

Bước 5: Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu các điều khoản L/C và gửi bộ chứng từ thanh toán tới Ngân hàng thông báo.

Bước 6: Ngân hàng thông báo sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán tiến hành kiểm tra chứng từ, nếu hoàn toàn phù hợp với L/C thì chuyển sang cho ngân hàng mở L/C.

Bước 7: Ngân hàng mở L/C kiểm tra, đối chiếu với các điều khoản đã ghi trong L/C. Nếu phù hợp, Ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho Ngân hàng phục vụ người XK (thường là Ngân hàng thông báo) hoặc là chấp nhận thanh toán.

Bước 8: Nhận được báo có từ ngân hàng mở L/C, NH phục vụ người XK báo có cho người XK hoặc thông báo hối phiếu kỳ hạn đã được chấp nhận thanh toán (hoặc thông báo sự từ chối thanh toán nếu chứng từ có bất hợp lệ).

Bước 9: Người NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán (chấp nhận hoàn trả lại tiền cho Ngân hàng mở L/C). Nếu thấy chứng từ không phù hợp thì có quyền từ chối thanh toán.

Trong quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng phương thức TDCT thường nội dung và các điều khoản quy định trong L/C đều phải được đối chiếu với UCP 500 ( từ 01/7/2007 là UCP 600), nó được coi là cơ sở pháp lý để ràng buộc các bên về quyền lợi và nghĩa vụ.

Một phần của tài liệu 267 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thanh toán Quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại các chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn TP.HCM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)